moitruongplus Vừa qua, PV Lao Động nhận được phản ánh của một số người dân thuộc 2 xã Bách Thuận và Tân Lập (huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) về tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại địa phương mà theo họ nguyên nhân chính là do việc chăn nuôi lợn ồ ạt, không tập trung của các hộ dân trong xã.
Theo người dân phản ánh, dòng sông Đồn dẫn nước từ phía thôn Thượng Xuân đến thôn Thuận Nghiệp, xã Bách Thuận xuôi về hướng cống Tân Lập thuộc xã Tân Lập và sau cùng là đổ ra dòng sông Kiến Giang (thường gọi là sông Pari) dẫn về trung tâm TP.Thái Bình thời gian qua nước sông đen ngòm, lềnh phềnh những mảng chất thải từ các trang trại, gia trại chăn nuôi lợn xả trực tiếp xuống sông.
Phân lợn nổi lềnh phềnh ở mép sông Đồn. Ảnh: T.D
Nước sông luôn trong tình trạng đen ngòm. Ảnh: T.D
Vào thời điểm thời tiết nắng nóng kéo dài kết hợp không khí xung quanh đặc quánh, lẫn mùi hôi thối, gây ra cảm giác rất khó chịu, ngột ngạt….
Anh N.V.S một người dân xã Tân Lập sống bên cạnh dòng sông Đồn, cho biết: "Chúng tôi rất bức xúc vì cứ mỗi khi nước xả thải từ phía đầu nguồn về thì nhà dân đều phải đóng kín cửa, thậm chí dân vừa ăn, ngủ vừa phải chịu mùi hôi thối của chất thải nuôi lợn. Vào những ngày nắng nóng, cá chết nổi trắng một đoạn sông".
Ông Trần Văn Tâm - Chủ tịch UBND xã Tân Lập, cho biết: "Nhiều năm qua, dọc theo bờ sông tiêu nước từ xã Bách Thuận chảy về, phía xã Tân Lập đã có ý kiến rất nhiều về việc dòng sông và môi trường bị ô nhiễm rất nặng nề, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sức khỏe của người dân. Chúng tôi đã cho nạo vét, khơi thông dòng chảy, tuy nhiên phía đầu nguồn ở bên xã Bách Thuận có nhiều trang trại, gia trại chăn nuôi lợn xả thải trực tiếp ra dòng sông nên hiện tại chưa thể có cách khắc phục sao cho hiệu quả".
Vẫn theo ông Tâm, tại xã Tân Lập qua đoạn sông Đồn có trang trại lớn nhất với tên gọi Rừng Đồng Bằng của hộ ông Đỗ Văn Trưởng, quy mô nuôi từ 500–1.000 con lợn các loại trên diện tích 5.683 m2, diện tích hầm bể biogas là 350m2, diện tích ao sinh thái chứa nước thải là 1.800m2 có tình trạng ngấm ra dòng chảy của sông. Ảnh: C.T.V
Còn ông Nguyễn Kim Sáu - Chủ tịch UBND xã Bách Thuận, xác nhận: "Trên địa bàn xã có tổng đàn lợn chiếm 10-12% quy mô chăn nuôi lợn của toàn huyện Vũ Thư, thời điểm hiện tại, tổng số đầu lợn của các trang trại, gia trại trong toàn xã là khoảng 8.000–10.000 con, có những thời điểm toàn xã nuôi khoảng 12.000 con lợn các loại".
"Hiện tại xã có khoảng trên 300 gia trại chăn nuôi lợn, năm 2018 là thời gian đỉnh điểm của việc chăn nuôi lợn, khi đó có khoảng 1.300 gia trại và 1 số trang trại lớn. Quan điểm của địa phương là rất tâm huyết phát triển kinh tế nhưng phải đi kèm với việc bảo vệ môi trường thì mới có tính bền vững. Chúng tôi mong mỏi rằng phía cơ quan có thẩm quyền giúp đỡ địa phương, tìm ra giải pháp để vừa phát triển kinh tế, vừa bảo vệ môi trường, giúp cho môi sinh xanh-sạch-đẹp và phát triển bền vững" - ông Sáu cho biết thêm.
Văn bản số 58/TNMT-MT ngày 5.8 của phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Vũ Thư yêu cầu xã Bách Thuận và xã Tân Lập kiểm tra, giải quyết kiến nghị của cử tri.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Đức Thiện - Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Vũ Thư, Thái Bình cho hay: "Tại kỳ họp tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 2 HĐND huyện khóa XX vừa qua, chúng tôi tiếp tục nhận được ý kiến, kiến nghị của cử tri xã Tân Lập về việc ô nhiễm môi trường, mùi hôi thối, nước phân do các hộ chăn nuôi lợn xả thải trực tiếp ra sông. Qua rà soát, chúng tôi xác định đúng là có hiện tượng nước thải từ hoạt động chăn nuôi và đã yêu cầu 2 xã Tân Lập, Bách Thuận kiểm tra, rà soát để có phương án giải quyết, tham mưu xử lý theo thẩm quyền, quy định".
Theo Báo Lao động
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.
Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.
Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.
Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.