moitruongplus Tại Sơn La hàng nghìn hộ nông dân trồng cà phê và du khách gần xa đã tham dự Ngày hội cà phê thành phố Sơn La năm 2022.
Tưng bừng Ngày hội cà phê thành phố Sơn La 2022
Lần đầu tiên, thành phố Sơn La tổ chức ngày hội cà phê cấp thành phố tại xã Chiềng Cọ, với các hoạt động thiết thực, hiệu quả, nhằm đánh giá, bàn, đưa ra các biện pháp, giải pháp, nhiệm vụ để không ngừng nâng cao hiệu quả, chất lượng cà phê Sơn La; quảng bá, giới thiệu và tôn vinh ngành nghề cà phê, thương hiệu cà phê Sơn La; khích lệ, động viên người nông dân trồng cà phê, các doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất, chế biến, tiêu thụ cà phê, đồng thời gắn kết chặt chẽ với các hoạt động văn hóa - du lịch, phát huy, giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc Tây bắc; tạo niềm tin, sự phấn khởi, tự hào của người dân thành phố về vùng nguyên liệu chuyên canh trồng cà phê chè với gần 5.000 ha, 6.000 hộ dân - là cây chủ lực, có giá trị kinh tế cao, cây trồng làm giàu cho nhiều hộ nông dân, từng bước hình thành chuỗi giá trị sản xuất cà phê bền vững, không ngừng nâng cao giá trị thu nhập cho người dân trồng cây cà phê.
Ngày Hội Cà phê TP Sơn La là một hoạt động thiết thực nhằm mục đích giới thiệu, quảng bá sản phẩm Cà phê Sơn La, góp phần nâng tầm giá trị và khẳng định vị thế Cà phê Sơn La trên thị trường và qua Ngày hội nhằm tôn vinh những người trồng, chế biến và kinh doanh Cà phê; động viên, khích lệ cộng đồng cùng chung tay vun đắp cho sự phát triển bền vững của Cà phê Sơn La
Đến với Ngày Hội Cà phê Thành phố Sơn La năm 2022 du khách gần xa đã được tham gia, trải nghiệm những hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sác; tham quan các gian hàng trưng bày các nông sản đặc sản địa phương của các xã, phường và sản phẩm cà phê chế biến sâu của các doanh nghiệp, htx trồng, sản xuất cà phê; chứng kiến phần tranh tài của các đội thi đến từ các xã phường trên địa bàn thành phố Sơn La qua 2 phần thi Kiến thức và phần thi hái quả Cà phê.
Hiện nay, TP Sơn La có gần 5.000ha cà phê, trong đó, trên 4.500ha cà phê đang cho thu hoạch; sản lượng trung bình hàng năm đạt trên 60.000 tấn quả tươi; cà phê có mặt khắp các triền đồi, thung lũng, xen trong vườn cây ăn quả. Thành phố Sơn La đã hình thành mối liên kết giữa hơn 1.500 hộ nông dân với doanh nghiệp, HTX trong sản xuất, chế biến, kiểm soát chất lượng theo tiêu chuẩn 4C, RA, đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu, được thị trường chấp nhận và đánh giá có chất lượng cao tương đương các nước trồng cà phê lớn trên thế giới.
Tưng bừng Ngày hội cà phê thành phố Sơn La 2022
Các nông hộ trồng cà phê đã áp dụng nhiều kỹ thuật mới, như: Kỹ thuật tưới nước tiết kiệm, trồng thử nghiệm một số giống mới, chế biến cà phê đặc sản, sử dụng chế phẩm để ủ phân hữu cơ từ vỏ quả cà phê... góp phần giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất; các doanh nghiệp, HTX đã được cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý Cà phê Sơn La và được hỗ trợ xây dựng sản phẩm OCOP 5 sao cấp quốc gia.
Để phát triển ổn định, bền vững cây cà phê tỉnh Sơn La đã ban hành đề án để tái canh cây cà phê, hướng đến năm 2025, Sơn La sẽ có 6.000ha cà phê được chuẩn hóa và được lai ghép cải tạo bộ giống mới. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Sơn La đang triển khai trồng thí điểm giống cà phê THA1, T1, TN2... đang phát triển tốt và hiệu quả cao, đặc biệt là chất lượng tốt. Tại ngày hội này là một phần chính để Sơn La xúc tiến đẩy mạnh phát triển cà phê bền vững, ổn định và chất lượng cao.
Diện tích cây cà phê chủ yếu tập trung tại các xã, phường: Hua La 1.313 hạ, Chiềng Đen 1.267 ha, Chiềng Cọ 968 ha, Chiềng Ngần 795 hạ, Chiềng An 271 ha, Chiềng Sinh 228 ha; giá trị sản xuất quả tươi hàng năm đạt từ 500 - gần 1.000 tỷ đồng, chiếm 46% trong tổng giá trị sản xuất các loại cây trồng chính; giá trị sản xuất bình quân đạt từ 150 - 200 triệu/ha; thu hái quả đến đâu đều được tiêu thụ hết, không phải giải cứu nông sản như các loại quả khác.
Thành phố đã có các cơ sở sản xuất, chế biến cà phê (Công ty cổ phần tập đoàn Minh Tiến và HTX Bích Thao) được cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cà phê Sơn La, có các sản phẩm OCOP 5 sao cấp quốc gia và thương hiệu vàng nông nghiệp Việt Nam.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.
Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.
Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.
Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.