moitruongplus Khu đất rộng 49,1 ha tại khu đô thị mới Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm là Dự án giải phóng mặt bằng để chuẩn bị đấu giá quyền sử dụng đất nay bỗng dưng biến thành sân bóng đá nhân tạo trái phép.
Theo tìm hiểu, tại Quyết định số 4704/QĐ – UBND ngày 05/9/2017 của UBND quận Nam Từ Liêm, giao Trung tâm phát triển quỹ đất Quận triển khai thực hiện công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án GPMB, san nền sơ bộ khu đất 49,1 ha để chuẩn bị đấu giá quyền sử dụng đất tại khu đô thị mới Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm.
Trong văn bản số 542/UBND – QLĐT của UBND quận Nam Từ Liêm do Phó Chủ tịch Nguyễn Huy Cường (nay là Chủ tịch quận Nam Từ Liêm) ký ngày 1/4/2020 nêu rõ: Giao cho Trung tâm quỹ đất quận thực hiện việc lắp dựng hàng rào tôn chống lấn chiếm, đổ phế thải trên diện tích đất đã hoàn thành GPMB thuộc dự án GPMB, san nền sơ bộ khu đất 49,1 ha để chuẩn bị đấu giá quyền sử dụng đất tại khu đô thị mới Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm.
Lúc 19h tối ngày 5/10/2022, sân bóng rộng hàng nghìn m2 được quây tôn bao quanh đang diễn ra hoạt động bóng đá sôi nổi với hàng trăm người tham gia.
Như vậy, theo văn bản này, UBND quận Nam Từ Liêm đã giao Trung tâm quỹ đất quận lắp rào tôn xung quanh khu đất nhằm mục đích chống lấn chiếm, đổ phế thải.
Thế nhưng hiện nay, theo ghi nhận thực tế của PV Môi trường và Đô thị Việt Nam, tại khu đất dự án GPMB nằm dưới chân cầu vượt Xuân Phương, đường Trịnh Văn Bô, Hà Nội có một loạt sân bóng đang hoạt động sôi nổi được quây tôn dựng đứng cao hơn 2m chỉ trừ duy nhất một lối vào bên trên có gắn biển "Sân bóng FPT”.
Theo quan sát, hiện đang có 6 sân bóng hoạt động, các sân được trải thảm cỏ nhân tạo và được chắn bởi tấm lưới cao hơn 10m, ngoài ra khuôn viên sân bóng còn được xây dựng nhiều công trình phụ trợ như cột đèn cao áp, nhà khung sắt mái tôn bán hàng nước, bãi gửi xe… Tất cả mục đích để phục vụ kinh doanh sân bóng.
Trao đổi với PV, anh N.M.Đ cho biết: "Sân bóng này lúc nào cũng đông, nếu không đặt trước thì sẽ không còn chỗ, vì có những đội bóng họ đã đặt lịch trước cả 1 tháng. Tại đây sân mở cả ngày không giới hạn giờ giấc, nhưng đông nhất là vào 2 ngày cuối tuần”.
Để có thông tin chính xác, PV đã có buổi làm việc với ông Nguyễn Xuân Vinh - Phó Chủ tịch UBND phường Xuân Phương. Ông Vinh cho biết: sân bóng thuộc quyền quản lý của Trung tâm phát triển quỹ đất quận, được xây dựng cuối năm 2020, nhưng đến tháng 10/2021 mới đi vào hoạt động. Thời điểm hiện tại, chúng tôi đã cho tạm dừng hoạt động của sân bóng, phường cũng yêu cầu Trung tâm quỹ đất tháo dỡ, đến nay đã tháo dỡ được 1 bên và phường cũng đang làm báo cáo gửi lên UBND quận.
Sân bóng vẫn mở cửa hoạt động rầm rộ, trái với lời khẳng định của vị Phó Chủ tịch phường Nguyễn Xuân Vinh.
Thế nhưng theo ghi nhận mới nhất của PV vào 19h tối ngày 5/10/2022 sân bóng rộng hàng nghìn m2 này vẫn đang diễn ra hoạt động bóng đá rầm rộ với hàng trăm người tham gia, trái ngược hoàn toàn với lời vị Phó Chủ tịch Xuân Phương khẳng định.
Việc sân bóng mọc lên trái phép trên đất dự án và đi vào hoạt động đã "bỏ túi” khoản lợi nhuận khổng lồ cho các cá nhân, tuy nhiên, điều này lại gây thất thu về ngân sách cho nhà nước. Bởi lẽ, theo bảng "chào giá” thuê sân cho 1 trận bóng tuỳ vào khung giờ sẽ dao động từ 300.000 – 900.000 đồng/01 trận. Ngoài ra, hệ luỵ từ các hoạt động tại đây còn tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh trật tự, và an toàn phòng cháy chữa cháy.
Với bảng "chào giá” từ 300.000 – 900.000 đồng/01 trận bóng thì chủ sân bóng trái đã "bỏ túi” khoản lợi nhuận khổng lồ, còn ngân sách nhà nước bị thất thu.
Về trách nhiệm quản lý khu đất trên, UBND quận Nam Từ Liêm đã giao cho Trung tâm phát triển quỹ đất quận thực hiện GPMB và quản lý dự án GPMB này không sử dụng vào mục đích khác, nhưng phải chăng Trung tâm này đang "phớt lờ” chỉ đạo của UBND quận, làm ngơ cho những sai phạm nhằm thu lợi bất hợp pháp?
Để thượng tôn pháp luật, đồng thời đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích, thiết nghĩ UBND TP. Hà Nội, chính quyền quận Nam Từ Liêm cùng các đơn vị có liên quan sớm vào cuộc xử lý dứt điểm vi phạm nói trên. Đồng thời làm rõ trách nhiệm đối với từng đơn vị, cá nhân có dấu hiệu buông lỏng quản lý để sân bóng trái phép ngang nhiên tồn tại gần 1 năm qua.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.
Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.
Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.
Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.