moitruongplus Nhiều ống xả thải chưa xử lý ra con mương tưới 16A, nơi nhà máy lấy nước đầu vào để sản xuất nước sạch phục vụ người dân, tiềm ẩn nguy cơ nguồn nước đầu nguồn bị ô nhiễm.
Vô tư xả thải bẩn ra mương nhà máy nước sạch lấy nước đầu vào
Hiện Công ty Cổ phần tư vấn và xây dựng Hùng Dũng là đơn vị được UBND xã Thọ Thành (huyện Yên Thành) giao nhiệm vụ cung cấp nước sạch cho nhân dân trên toàn địa bàn xã đang lấy nguồn nước mặt từ Sông Đào làm nguồn nước đầu vào để sản xuất kinh doanh nước sạch.
Tuy nhiên, thời gian qua, có hàng trăm ống nước xả thải chưa được xử lý xả ra con mương này từ các hoạt động kinh doanh sản xuất từ nước xả thải sinh hoạt của khu dân cư… dẫn đến nguồn nước đầu vào để sản xuất nước sạch bị ô nhiễm.
tm-img-alt
Nguồn nước đầu vào được lấy từ sông Đào chảy vào mương tưới 16A đi qua khu dân cư để sản xuất nước
Trao đổi với PV, anh Nguyễn Văn Hướng ở gần nhà máy cho biết: "tại khu vực đáng lo ngại, tồn tại nhiều năm nay nhưng không được xử lý đó là nguồn nước đầu vào được lấy từ sông Đào chảy vào mương tưới 16A đi qua khu dân cư để sản xuất nước. Phục vụ trên 50% dân số toàn xã, bị nhiều nguồn nước thải sinh hoạt xả trực tiếp vào mương đầu nguồn nhưng UBND xã cũng như lãnh đạo nhà máy không có phương án xử lý nên nguy cơ nguồn nước bị ô nhiễm là rất cao. Cụ thể như thời gian gần đây do nguồn nước sông Đào bị cạn nhà máy không cấp nước, nhiều gia đình dọn vệ sinh bồn chứa nước mới phát hiện ra toàn chất thải có màu lạ đọng lại trong bồn rất kinh khủng”.
Nhiều gia đình dọn vệ sinh bồn chứa nước mới phát hiện ra toàn chất thải có màu lạ đọng lại trong bồn rất kinh khủng”.
Thực tế cho thấy, trong hành lang vùng bảo hộ chưa đầy tới 10m có các mương tiêu sinh hoạt của khu dân cư chảy về khu vực trên đầu nguồn, khi mưa lũ toàn bộ lượng nước trong các mương này sẽ tràn vào các ao chứa nước của nhà máy.
Kiến nghị không được xử lý
Trước thực trạng trên, nhân dân trong toàn xã đã nhiều lần kiến nghị tới UBND xã, các cơ quan chức năng để nghị xử lý. Tuy nhiên, những kiến nghị trên không được xem xét giải quyết. Nguồn đầu vào để sản xuất nước sạch vẫn ngày đêm tiếp nhận hàng trăm nguồn xả thải và đang có tiềm ẩn nguy cơ bị ô nhiễm.
Công ty Cổ phần tư vấn và xây dựng Hùng Dũng là đơn vị được UBND xã Thọ Thành giao nhiệm vụ cung cấp nước sạch cho nhân dân xã.
Trao đổi qua điện thoại với ông Võ Thành Đồng - Chủ tịch UBND xã Thọ Thành, ông Đồng cho biết: "Hiện tại Nhà máy nước sạch thì UBND xã đã giao khoán cho doanh nghiệp nên việc chất lượng nước như thế nào thì các anh gặp doanh nghiệp để tìm hiểu và phản ánh”
Tuy nhiên, sau nhiều lần phóng viên tới nhà máy để liên hệ làm việc với Giám đốc Công ty Hùng Dũng nhưng đều cửa đóng then cài, mặc cho PV gọi điện và nhắn tin cho giám đốc nhưng cũng không nhận được sự phản hồi.
Theo thông tư 24, hầu hết các cơ sở sản xuất nước sạch trên địa bàn tỉnh có phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt sử dụng nước mặt trên các tuyến sông là 800 m về phía thượng lưu và 200m về phía hạ lưu so với điểm hút nước.
Tuy nhiên thực tế thì các hộ dân, các hộ kinh doanh hoạt động quá gần, nước thải từ các khu dân cư lại được xả trực tiếp vào mương khiến nguồn nước đầu vào nhà máy đang bị ô nhiễm gây khó khăn trong công tác xử lý nước sạch.
Để bảo vệ nguồn nước đầu vào cho nhà máy sản xuất nước sạch, đề nghị UBND xã Thọ Thành, UBND huyện Yên Thành sớm có phương án di dời hệ thống dẫn nước đầu vào ra xa khu dân cư và phải xây dựng hệ thống dẫn nước đầu vào nhà máy độc lập, có như vậy thì nguồn nước đầu vào mới được đảm bảo.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.
Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.
Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.
Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.