moitruongplus Vừa qua, ông Trần Đình Khoa, Bí thư Thành ủy Vũng Tàu khi khảo sát thực tế tại sông Cửa Lấp và kênh Rạch Bà- 2 "điểm đen” về ô nhiễm môi trường.

Theo Phòng tài nguyên và môi trường thành phố Vũng Tàu, sở dĩ khu vực Cửa Lấp bị ô nhiễm nghiêm trọng nhiều năm qua do nguồn nước thải chưa qua xử lý của các cơ sở chế biến hải sản trong khu dân cư và các tàu thuyền xả thẳng ra sông. Theo thống kê của UBND phường 12, hiện trên địa bàn phường có 38 cơ sở chế biến hải sản được cấp phép. Nhưng thực tế lại có rất nhiều cơ sở nhỏ lẻ không được cấp phép vẫn hoạt động và không tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường. Một số cơ sở có biểu hiện đối phó với cơ quan chức năng khi thanh tra, kiểm tra, lén lút xả thải ra sông.


Rác thải vưt bừa bãi tại khu vực chân cầu Rạch Bà. Ảnh: Báo BRVT

Cùng ngày, Đoàn công tác cũng khảo sát tình trạng ô nhiễm môi trường khu vực ven kênh Rạch Bà và ghi nhận dòng kênh này đang bị chất đầy rác, chai nhựa, túi ni lông... Trong đó, ô nhiễm nặng nề nhất là đoạn kênh qua phường 11 với nước kênh đen ngòm, mùi hôi thối khó chịu. Theo Phòng TN-MT TP. Vũng Tàu, năm 1993, bề rộng lòng kênh của toàn tuyến từ 8-18m. Tuy nhiên đến nay, lòng kênh toàn tuyến đã bị thu hẹp, trung bình chỉ còn 4m. Nhiều khu vực bờ kênh bị người dân lấn chiếm xây dựng nhà cửa, công trình, trồng trọt… Kênh Rạch Bà đã không còn phát huy được vai trò là kênh thoát nước chính của thành phố mà đã trở thành một cái ao lớn tù đọng nước và ô nhiễm nghiêm trọng.

Trước thực trạng ô nhiễm tại sông Cửa Lấp và kênh Rạch Bà, TP. Vũng Tàu xác định bảo vệ môi trường, giải quyết tình trạng ô nhiễm là nhiệm vụ cấp bách để cứu sông, cửa biển; đồng thời là giải pháp để chống ngập cho thành phố. Theo đó, thành phố giao nhiệm vụ cho các ngành chức năng, địa phương liên quan thực hiện nhiều giải pháp trước mắt và lâu dài nhằm xử lý, khắc phục ô nhiễm khu vực này.

Theo Bí thư Thành ủy Vũng Tàu Trần Đình Khoa, trước mắt, các đơn vị chức năng cần tăng cường thanh, kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các hành vi gây ô nhiễm. Các trường hợp vi phạm nhiều lần và không có biện pháp xử lý triệt để buộc ngừng hoạt động, không để phát sinh các cơ sở mới. Đồng thời yêu cầu các cơ sở chế biến hải sản trong thời gian chưa di dời phải có các giải pháp tổng thể, xử lý các chất thải phát sinh đạt chuẩn trước khi xả thải; ngăn chặn các nguồn ô nhiễm thải vào hệ thống dẫn nước thải thoát ra khu vực Cửa Lấp.

Về lâu dài, các cơ sở chế biến hải sản phải di dời ra khỏi địa bàn khu dân cư. Hiện UBND tỉnh đã phê duyệt các trường hợp chế biến hải sản đang hoạt động trên địa bàn thành phố phải di dời hoặc chấm dứt hoạt động; thành phố đang triển khai kế hoạch di dời theo lộ trình đề ra. Dự kiến đến cuối năm 2025 sẽ hoàn thành việc di dời.

Đối với khu vực kênh Rạch Bà, lãnh đạo thành phố yêu cầu tổ chức nạo vét và thu gom rác trôi nổi trên tuyến kênh thoát nước; ngăn chặn, xử lý không để lấn chiếm lòng kênh; kiểm soát chặt các hoạt động xả thải ra kênh, cống thoát nước (nhà dân phải có công trình xử lý sơ bộ trước khi đấu nối, các cơ sở sản xuất có phát sinh nước thải phải xử lý trước khi thải ra môi trường, ngăn chặn tình trạng xả rác thải xuống kênh). Còn về lâu dài để giải quyết ô nhiễm kênh Rạch Bà cần phải triển khai giai đoạn 2 hệ thống thu gom và xử lý nước thải đô thị của thành phố để hạn chế mùi hôi trong quá trình thu gom nước thải và xử lý đạt chuẩn trước khi thải.

TP. Vũng Tàu cũng kiến nghị các cơ quan cấp tỉnh khẩn trương bố trí địa điểm để di dời các cơ sở chế biến hải sản ra khỏi địa bàn thành phố trước năm 2025; chấp thuận chủ trương và giao cho thành phố chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan nghiên cứu và lập đề án chỉnh trang toàn tuyến kênh thoát nước trên địa bàn (xây kè, chống lấn chiếm); nghiên cứu giải pháp tách riêng nước thải đô thị không cho chảy vào các hồ điều hòa của thành phố nhằm cải thiện, khắc phục ô nhiễm, tiến tới cải tạo thành các hồ cảnh quan kết hợp điều hòa khi có mưa; đồng thời thu hồi các dự án đã được cấp chủ trương đầu tư nhưng chậm triển khai tại khu vực Cửa Lấp…

Trong chuyến khảo sát trên, Đoàn công tác của TP. Vũng Tàu phát hiện một trường hợp san lấp kênh Rạch Bà (phường 11). Nghi ngờ là san lấp trái phép, ông Trần Đình Khoa, Bí thư Thành ủy Vũng Tàu, Trưởng Đoàn công tác đã yêu cầu Phòng Quản lý đô thị, lực lượng chức năng phường 11 lập biên bản và yêu cầu ngưng thi công.

Tại hiện trường, lực lượng chức năng ghi nhận một xe cuốc đang san ủi đất. Tài xế xe cuốc cho biết, ông được thuê san ủi đất làm đường phục vụ cho việc đi lại của một số hộ dân có ghe thuyền ra vào.

Theo báo cáo của UBND phường 11, khu đất bị san lấp nói trên có tổng diện tích 4.027,8m2, gồm 3 lô thuộc thửa 99 tờ bản đồ số 37 gần chân cầu Rạch Bà. Đây là khu đất công đã được UBND TP. Vũng Tàu giao cho bà Nguyễn Thị Bích Thu (781/4, đường 30/4, phường 11, TP. Vũng Tàu) thuê để làm bãi tập kết vật liệu xây dựng từ tháng 10/2006, sau đó được gia hạn vào tháng 2/2012, thời hạn thuê 5 năm tính từ ngày 22/5/2011. Đến ngày 8/5/2015, UBND TP. Vũng Tàu ban hành Quyết định số 2353/QĐ-UBND thu hồi 2.175m2 trong diện tích đất trên do bà Thu đề nghị trả lại. Diện tích còn lại 1.852,8m2 bà Thu tiếp tục thuê. Nhưng đến ngày 22/5/2016, toàn bộ diện tích trên đã hết thời hạn thuê. Do mục đích sử dụng đất của bà Thu không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và quy hoạch chuyên ngành xây dựng nên TP. Vũng Tàu không cho bà Thu thuê mà đã giao hơn 4.000m2 trên cho UBND phường 11 quản lý theo diện đất công.

Tuy nhiên, điều đáng nói là mặc dù đã hết hạn thuê đất hơn 6 năm, nhưng hàng ngàn m2 đất ngay khu vực chân cầu Rạch Bà vẫn bị san lấp ồ ạt giữa ban ngày suốt cả tháng nay. Ông Trần Đình Khoa, Bí thư Thành ủy Vũng Tàu đã yêu cầu cơ quan, địa phương có liên quan báo cáo, xem xét phương án xử lý vi phạm trường hợp này.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

trểt
rẻ
rewrew
fewef

Hà Nội: Yêu cầu khắc phục 30 công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy

Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.

Chủ tịch huyện Nhà Bè chỉ đạo di dời cơ sở tái chế phế liệu gây ô nhiễm

Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.

Hải Dương: Xã Thanh Hải mua thùng đựng rác 1 đằng sử dụng 1 nẻo (Bài 2)

Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.

Hỗ trợ cán bộ, công nhân vệ sinh môi trường Hải Phòng bị ảnh hưởng bão số 3

Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.

Sudan: Dịch tả hoành hành khiến 315 trường hợp tử vong

Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.

Quảng Ninh từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân sau bão

Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.