moitruongplus Đã hơn 3 tháng kể từ khi xác định một công trình vi phạm TTXD, gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của hộ dân liên kề, làm mất ổn định ANTT trong khu vực, nhưng không hiểu vì sao chính quyền phường Thụy Khuê vẫn chưa giải quyết dứt điểm vụ việc.
Thông tin từ bà Võ Thị Hương, trú tại số 3 - ngách 123/1 Thụy Khuê, phường Thuỵ Khuê, quận Tây Hồ, cho biết: Hộ gia đình ông Nguyễn Quốc Chinh, địa chỉ tại số 1 - ngách 123/1 Thụy Khuê, sau khi phải hoàn trả lại mặt bằng để làm dự án Cống hóa mương Tô Lịch thì diện tích đất thực tế chỉ còn lại 10,5m2. Sau đó hộ ông Chinh đã tiến hành đào móng làm bể phốt, đồng thời dựng cột xây dựng công trình lên 2 tầng.
Trước dấu hiệu vi phạm về TTXD đối với công trình "siêu méo, siêu mỏng” của hộ ông Chinh, tôi đã 2 lần gửi đơn phản ánh sự việc (vào các ngày 13/06/2022 và 01/07/2022) lên UBND phường Thụy Khuê để đề nghị cơ quan này vào cuộc kiểm tra, xử lý vi phạm đối với công trình này và đề nghị làm rõ hộ ông Chinh có được cấp phép xây dựng căn nhà 2 tầng trên diện tích đất chỉ có 10,5 m2 hay không.
Cột bê tông được hộ ông Chinh xây dựng trái phép để xây dựng tầng 2 của căn nhà "siêu mỏng, siêu méo”.
Cũng theo bà Hương, trong quá trình xây dựng tầng 2 thì ông Chinh đã sử dụng tấm tôn bịt kín phần không gian trên tầng 3 của nhà bà, khiến cho việc sinh hoạt của gia đình gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, đến nay đã nhiều tháng trôi qua phía UBND phường Thụy Khuê vẫn "ngó lơ” cho công trình vi phạm này tồn tại.
Để có thông tin chính xác, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam đã có buổi làm việc với đại diện UBND phường Thụy Khuê. Tại buổi làm việc, ông Vũ Bá Đông - Phó Chủ tịch phường khẳng định, đơn phản ánh của bà Hương là có căn cứ. UBND phường cũng đã cho người xuống kiểm tra trực tiếp tại hiện trường và thấy rằng việc ông Chinh có hiện tượng xây cột để đua lên tầng 2, đồng thời có đổ mái tầng 2 của ngôi nhà.
Về hướng xử lý vi phạm đối với công trình trên, ông Đông lý giải rằng: theo quy định thì cần phải có thời hạn 30 ngày để hoàn thiện hồ sơ sai phạm nên UBND phường sẽ chờ đến hết thời hạn 30 ngày để xử lý?!
Khi PV đề nghị được tiếp cận các văn bản liên quan đến việc kiểm tra, các biên bản vi phạm thì ông Đông lấy lý do phải báo cáo lãnh đạo rồi mới có quyền cung cấp.
Và đến nay đã hết thời hạn 30 ngày nhưng chính quyền phường Thụy Khuê vẫn không hề tiến hành xử lý vi phạm đối với công trình của hộ ông Chinh như lời ông Đông nói.
Phần mái tầng 2 đã được đổ bê tông và hiện đang tồn tại như thể thách thức chính quyền phường Thuỵ Khuê.
Để tìm hiểu nguyên nhân, PV tiếp tục có cuộc trao đổi qua điện thoại với ông Đông, vị này lại biện minh rằng: "Cái đó sẽ phải thiết lập hồ sơ để tiến hành cùng thời điểm giải phóng mặt bằng, khi cái cột ở giữa nhà thì xử lý làm sao được. Cái cột nó chui giữa nhà thì biện pháp thi công như thế nào, phương án sẽ xử lý khi thu hồi giải phóng mặt bằng luôn. Chứ bây giờ mỗi cái cột của người ta thì đục kiểu gì bây giờ, sập nhà thì chết".
Việc để tồn tại một công trình vi phạm TTXD, gây mất mỹ quan đô thị, làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân xung quanh nhưng UBND phường Thuỵ Khuê là tỏ ra thờ ơ, thiếu quyết liệt trong xử lý vi phạm, đây là biểu hiện việc chính quyền "bật đèn xanh” cho công trình vi phạm tồn tại trái pháp luật.
Thiết nghĩ, để đảm bảo ổn định tình hình an ninh trật tự trên địa bàn, rất cần lãnh đạo UBND quận Tây Hồ chỉ đạo các cơ quan chức năng liên quan vào cuộc kiểm tra, xử lý dứt điểm công trình vi phạm nêu trên, đồng thời làm rõ trách nhiệm của lãnh đạo UBND phường Thuỵ Khuê trong hoạt động quản lý nhà nước và thực thi công vụ tại địa phương.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.
Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.
Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.
Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.