moitruongplus Sau khi Môi trường và Đô thị điện tử có phản ánh về lò đốt rác tiền tỷ bị hỏ hoang tại huyện Phước Long, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng huyện cho biết sẽ di dời lò đốt này về bãi rác tập trung tại thị trấn Phước Long.
Cụ thể, ông Trần Thanh Đạm – Giám đốc Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng huyện Phước Long, cho biết: "Phía huyện đã xin chủ trương của UBND tỉnh và UBND tỉnh giao cho Sở Tài nguyên Môi trường đã có văn bản hướng dẫn cụ thể cho vấn đề trên”.
Theo công văn hướng dẫn số 2079/STNMT – CCBVMT ngày 13/9/2022 của Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Bạc Liêu, bãi rác tại thị trấn Phước Long sẽ được lắp đặt thêm một lò đốt rác công suất 400kg/h, tương đương 21,6 tấn/ ngày. Nghĩa là phía UBND huyện Phước Long sẽ di dời lò đốt rác tại ấp 3, xã Phong Thạnh Tây A về đây.
Dù chưa đền bù đất, chưa được UBND tỉnh Bạc Liêu chấp thuận, nhưng công trình lò đốt rác vẫn được xây dựng bất chấp dư luận và bỏ hoang gần 2 năm qua.
Theo tìm hiểu của PV, lò đốt rác trên không được UBND tỉnh Bạc Liêu chấp thuận, nhưng UBND huyện Phước Long đã "cầm đèn chạy trước ô tô” khi vẫn cho xây dựng, lắp đặt thiết bị máy móc và không thể vận hành trong suốt gần 2 năm qua.
Khi được hỏi về phương án xử lý khu đất của lò đốt, ông Đạm cho biết: "Khu đất đó chưa đền bù và sẽ trả lại cho người dân!”. Điều này lại làm dấy lên những hoài nghi của người dân về những khuất tất trong vấn đề đền bù đất tại đây.
Văn bản hướng dẫn thực hiện đối với việc nâng công suất lò đốt rác tập trung tại thị trấn Phước Long của Sở TNMT Bạc Liêu.
Có thể nói, việc làm của UBND huyện Phước Long không chỉ gây lãng phí lớn tiền ngân sách, mà còn thể hiện việc xem thường cấp trên, tạo tiền lệ xấu tại địa phương. Người dân đặt câu hỏi, những hạng mục công trình không thể di dời khi đã đầu tư lò đốt rác này sẽ sử dụng như thế nào và ai sẽ chịu trách nhiệm về việc lãng phí này? Và vì sao mặc dù không được chấp thuận, UBND huyện Phước Long vẫn làm trái chỉ đạo của UBND tỉnh Bạc Liêu?
Các hạng mục đã đầu tư và không sử dụng thật sự rất lãng phí.
Trước đó, Môi trường và Đô thị điện tử đã có bài viết phản ánh những bức xúc của người dân xung quanh công trình một lò đốt rác đã xây xong gần 2 năm tại ấp 3, xã Phong Thạnh Tây A, huyện Phước Long nhưng vẫn chưa được vận hành. Lò đốt này được xây dựng vào năm 2020, với diện tích 6.800m2, công suất 400kg/h, tổng kinh phí trên 5,2 tỷ đồng từ nguồn ngân sách cân đối địa phương. Đây là nơi tập trung xử lý rác cho hai xã Phong Thạnh Tây A và Phong Thạnh Tây B.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.
Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.
Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.
Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.