moitruongplus Theo Công ty TNHH MTV KCN Vĩnh Lộc, vấn đề ô nhiễm mà Môi trường và Đô thị điện tử nêu là vấn đề phức tạp và khó xử lý với KCN Vĩnh Lộc.
Ô nhiễm do khu dân cư tự phát
Ngày 5/9/2022, trả lời Môi trường và Đô thị điện tử về thông tin ô nhiễm môi trường, xây dựng tại KCN Vĩnh Lộc, Công ty TNHH MTV KCN Vĩnh Lộc cho biết, hiện nay, 100% DN hoạt động trong KCN Vĩnh Lộc đều đã thực hiện đấu nối nước thải vào hệ thống cống thu gom nước thải chung của KCN và được dẫn về nhà máy xử lý nước thải tập trung cuối nguồn để xử lý đạt tiêu chuẩn quy định (theo giấy phép xả nước thải vào nguồn nước theo Bộ TNMT cấp) trước khi thải ra nguồn tiếp nhận rạch Cầu Sa.
"Tuy nhiên, hiện nay, rạch Cầu Sa nhiều năm không được nạo vét, đang bị ô nhiễm nặng do đầu nguồn dẫn thải của các cư dân, nhà xưởng xen kẽ của xã Bà Điểm (huyện Hóc Môn), xã Vĩnh Lộc A (huyện Bình Chánh) và đi ngang qua KCN Vĩnh Lộc. Vấn đề Môi trường và Đô thị điện tử nêu, lâu nay là vấn đề phức tạp và khó xử lý đối với KCN Vĩnh Lộc bởi có liên quan đến công tác phối kết hợp hoàn chỉnh quy hoạch, xây dựng đô thị tại địa phương liền kề với KCN và có ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, sản xuất hàng ngày của người dân”, ông Nguyễn Thanh Trí – Phó Tổng GĐ Công ty TNHH MTV KCN Vĩnh Lộc, cho biết thêm.
Lý giải về việc tình trạng ô nhiễm tại các cống thoát nước trong thời gian qua, đại diện KCN Vĩnh Lộc cho biết, đơn vị này không có cơ sở chấp thuận việc đấu nối thoát nước thải từ các khu dân cư phát sinh liền kề (được xây dựng bao quanh KCN). Tuy nhiên, hiện nay KCN Vĩnh Lộc lại không thể ngăn cản, xử lý được việc người dân tự ý thực hiện đấu nối những đường cống thoát nước dân sinh vào hệ thống mương thoát nước mưa chung của KCN.
Ông Trí cũng khẳng định, tình trạng người dân tự ý đấu nối nước thải sinh hoạt chăn nuôi, sản xuất và nhiều loại ô nhiễm khác vào hệ thống thoát nước mưa của KCN xuất hiện từ nhiều năm nay. Đây là việc làm cần có sự tham mưu của cơ quan quản lý chuyên môn và phối hợp đồng bộ của các cấp chính quyền tại địa phương khi chưa có hệ thống thoát nước mưa và thoát nước thải riêng biệt.
Văn bản phản hồi thông tin của Công ty TNHH MTV KCN Vĩnh Lộc.
Né tránh thông tin công trình xây dựng không phép
Trả lời nội dung người dân phản ánh về các công trình xây dựng không phép trong KCN Vĩnh Lộc như: Khu xử lý nước thải, Trụ sở làm việc Đảng, Công đoàn, Đoàn Thanh niên tại KCN được xây dựng không phép trên đất quy hoạch cây xanh, hướng giải quyết, khắc phục và trả lại hiện trạng đất như thế nào…, ông Trí cho rằng đã có báo cáo giải trình theo thông báo kết luận của Thanh tra Chính phủ, và không chia sẻ gì thêm.
Công trình của Công ty CP Hoàng Quỳnh xây dựng không phép trong KCN.
Tương tự, đối với việc vi phạm xây dựng không có giấy phép, xây dựng vượt ngoài ranh đất, lấn vào phần đất giao thông của KCN tại nhà máy sản xuất Công ty Thuốc lá Bến Thành và Công ty CP Hoàng Quỳnh trong KCN, đơn vị này cũng né tránh, không phản hồi thông tin.
Công trình nhà máy sản xuất Công ty Thuốc lá Bến Thành xây dựng không phép trong KCN.
Ngày 20/9/2022, có mặt tại KCN Vĩnh Lộc, PV ghi nhận các công trình vi phạm xây dựng trên vẫn ngang nhiên hoạt động. Vì sao việc KCN Vĩnh Lộc bất chấp quy định pháp luật xây dựng không phép, trái phép không được các cơ quan chức năng phát hiện, xử lý kịp thời? Ngoài ra, nguồn thu tài chính từ các công trình vi phạm này đang được sử dụng như thế nào cũng đang khiến dư luận quan tâm!
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.
Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.
Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.
Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.