moitruongplus Mặc dù biết rõ dự án xây dựng trường Tiểu học Liên Ninh tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn lao động (ATLĐ), gây mất vệ sinh môi trường nhưng chủ đầu tư dự án là UBND huyện Thanh Trì lại có dấu hiệu "bật đèn xanh” cho đơn vị thi công tái diễn vi phạm.

Ngày 17/8/2022, Toà soạn Môi trường và Đô thị Việt Nam có bài: "Nguy cơ ô nhiễm môi trường, mất an toàn lao động tại một dự án huyện Thanh Trì, Hà Nội", nội dung bài viết phản ánh về việc đơn vị thi công Dự án xây mới trường tiểu học Liên Ninh (cơ sở 2) có tổng mức đầu tư hơn 100 tỷ đồng, là liên danh Công ty cổ phần xây dựng VINASAN Hà Nội - BCA Thăng Long - Công nghệ 79 - Đức Việt Hà Nội (trong đó Công ty cổ phần xây dựng VINASAN Hà Nội là liên danh chính) đã gây hệ luỵ lớn về ô nhiễm môi trường, không đảm bảo an toàn lao động trong quá trình thi công…


Hàng chục công nhân đang "vắt vẻo" trên độ cao mấy chục mét nhưng không có biện pháp đảm bảo an toàn lao động.

Tưởng chừng sau khi người dân, báo chí phản ánh thì thực trạng nêu trên tại dự án sẽ được chủ đầu tư và đơn vị tư vấn giám sát tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát để ngăn chặn kịp thời những hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, an toàn lao động của nhà thầu thi công dự án.

Thế nhưng, rất tiếc điều đó đã không xảy ra, và lẽ dĩ nhiên bụi bẩn, đất thải vẫn bao phủ xung quanh công trường, thường xuyên uy ảnh hưởng sức khỏe của người dân. Đặc biệt, đội ngũ công nhân vẫn không được trang bị đồ bảo hộ lao động trong quá trình thi công theo quy định, nhiều công nhân tham gia thi công có đấu hiệu không đảm bảo yêu cầu về biện pháp an toàn lao động, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn lao động là rất lớn.


Tầng cao nhất có nhiều công nhân làm việc, phó mặc sức khỏe, tính mạng cho số phận.

Cụ thể, sau khi bài viết trên được đăng tải, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam tiếp tục nhận được phản ánh của người dân sống quanh khu vực dự án, về tình trạng đơn vi thi công "phớt lờ” ý kiến phản ánh của người dân và báo chí, khi để tình trạng ô nhiễm, mất ATLĐ tiếp tục tái diễn và có dấu hiệu gia tăng nhiều hơn, gây bức xúc dư luận tại địa phương.

Tiếp nhận thông tin trên, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam đã trở lại hiện trường công trình nêu trên để ghi nhận sự việc. Theo ghi nhận, một lượng lớn đất thải rơi vãi quanh khu vực thi công và cả tuyến đường dân sinh của người dân nhưng  không hề được dọn dẹp. Biển cảnh báo, phân luồng giao thông và biện pháp căng dây an toàn cũng không được lắp đặt khiến việc di chuyển của người dân gặp rất nhiều khó khăn và nguy hiểm. Đặc biệt khu vực cổng vào của dự án càng thêm lầy lội hơn.

Đáng nói, tình trạng tất cả các công nhân đang thi công tại dự án vẫn tiếp tục không được sử dụng bất kỳ biện pháp an toàn cũng như đồ bảo hộ lao động theo quy định.


Lối vào dự án không được khắc phục tình trạng ô nhiễm mà thậm chí còn nghiêm trọng hơn.

Sau khi ghi nhận sự việc, và với mong muốn cung cấp thông tin này đến với cơ quan chức năng có thẩm quyền của huyện Thanh Trì để sớm có biện pháp ngăn chặn, giám sát kịp thời, PV đã đến Ban QLDA đầu tư xây dựng huyện Thanh Trì để liên hệ làm việc. Tuy nhiên, trụ sở làm việc của Ban này giống như một "pháo đài” khi hệ thống cửa ra vào được trang bị khóa vân tay, và mỗi khi  cán bộ đi ra vào đều khóa lại không cho người lạ vào. Thậm chí, PV bấm chuông đến cả chục lần cũng không có ai mở cửa ?!

Do đó PV đã phải liên hệ qua điện thoại với ông Trần Việt Trung - Giám đốc Ban QLDA đầu tư xây dựng huyện Thanh Trì, tuy nhiên, sau khi tiếp nhận thông tin từ PV, vị giám đốc này chỉ trả lời gọn lỏn rằng: "UBND huyện sẽ trả lời bằng văn bản, đó là quy định của huyện?".

Việc ông Trần Việt Trung nói rằng đó là quy định của huyện Thanh Trì có đúng hay không thì không rõ, nhưng có thể khẳng định rằng, liên quan đến sự việc trên đến nay đã gần 1 tháng trôi qua, Toà soạn Môi trường và Đô thị Việt Nam vẫn chưa nhận được bất cứ văn bản phản hồi nào từ chính quyền huyện Thanh Trì. Vậy câu hỏi đặt ra ở đây rằng, thông tin và "lời hứa” của  vị giám đốc này có đủ tin cậy?


Biển cảnh báo vẫn được đơn vị thi công "giấu kỹ” khi không hề được sử dụng.

Và hiện nay dư luận, người dân chỉ mong muốn rằng với vai trò là chủ đầu tư dự án thì UBND huyện Thanh Trì cần tiếp thu ý kiến phản ánh trên, qua đó thể hiện rõ trách nhiệm trong điều hành, quản lý nhà nước để tiến hành kiểm tra, giám sát chặt chẽ đồng thời yêu cầu đơn vị thi công, đơn vị tư vấn giám sát phải nghiêm túc thực hiện đúng cam kết về những điều khoản đã ký kết tại hợp đồng thi công dự án.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

trểt
rẻ
rewrew
fewef

Hà Nội: Yêu cầu khắc phục 30 công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy

Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.

Chủ tịch huyện Nhà Bè chỉ đạo di dời cơ sở tái chế phế liệu gây ô nhiễm

Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.

Hải Dương: Xã Thanh Hải mua thùng đựng rác 1 đằng sử dụng 1 nẻo (Bài 2)

Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.

Hỗ trợ cán bộ, công nhân vệ sinh môi trường Hải Phòng bị ảnh hưởng bão số 3

Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.

Sudan: Dịch tả hoành hành khiến 315 trường hợp tử vong

Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.

Quảng Ninh từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân sau bão

Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.