moitruongplus Cho đến nay, cả khu đầm 5000m2 đã bị san lấp gần hết. Điều đang nói, đủ các loại phế thải xây dựng, rác được chuyển từ các nơi về đây san lấp, nguy cơ ô nhiễm môi trường là hiện hữu.
Mới đây, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội ban hành Chỉ thị số 13-CT/TU về "Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo trong công tác quản lý đất đai và quản lý, khai thác khoáng sản trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
Theo đó, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội yêu cầu xử lý dứt điểm tình trạng các dự án có sử dụng đất chậm triển khai, để hoang hóa, sử dụng sai mục đích. Quản lý chặt chẽ quỹ đất công, đất nông nghiệp, đất rừng, đất ngoài bãi sông, quỹ đất đối ứng BT để thanh toán cho các dự án này thay đổi hình thức đầu tư; không để xảy ra tình trạng mua bán, bao chiếm, chuyển mục đích sử dụng, xây dựng công trình trái pháp luật. Thường xuyên thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân sai phạm trong việc quản lý, sử dụng đất; thực hiện nghiêm các kết luận thanh tra đã ban hành.
Thời gian qua, việc tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp để xây nhà để ở vẫn còn xuất hiện ở một số địa phương. Đáng chú ý, để tạo mặt bằng xây dựng, người dân đã ngang nhiên dùng cả phế thải để san lấp gây ảnh hưởng lớn đến môi trường.
Theo quy định, đất nông nghiệp là loại đất được Nhà nước giao cho người dân để phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp, bao gồm trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng,… Là tư liệu sản xuất chủ yếu vừa là tài liệu lao động vừa là đối tượng lao động, đặc biệt không thể thay thế của ngành nông - lâm nghiệp.
Theo ghi nhận tại thôn Xâm Xuyên, xã Hồng Vân, huyện Thường Tín, TP Hà Nội xuất hiện tình trạng san lấp trái phép, xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp. Đi trên đê Hữu Hồng đoạn qua địa phận xã Hồng Vân, PV có thể dễ dàng quan sát thấy căn nhà mái Thái, khang trang, được xây dựng trên đất nông nghiệp, công trình đang đi vào hoàn thiện.
Công trình xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp
Ông Mai Văn Ngần, Phó Chủ tịch UBND xã Hồng Vân cho biết: Công trình trên của anh Ngọc, người dân địa phương. Ngày trước là cái lều, lúc đầu họ cũng chỉ xin cải tạo nhỏ nhưng sau đó lại xây như thế.
Mặc dù, công trình cách không xa trụ sở UBND xã Hồng Vân nhưng không hiểu sao vẫn để một công trình ngang nhiên xây dựng trên đất nông nghiệp như vậy? "Sẽ đập”- đó là khẳng định của ông Mai Văn Ngần khi PV hỏi phương án xử lý tiếp theo đối với công trình trên như thế nào.
"Sẽ đập” ông Mai Văn Ngần, Phó Chủ tịch UBND xã Hồng Vân nêu phương án xử lý công trình trên.
Ông Ngần cho biết thế, khi phát hiện ra việc xây dựng trái phép trên, UBND xã đã lập biên bản. Tuy nhiên, sau nhiều lần liên hệ lại để xin biên bản, PV vẫn chưa được cung cấp.
Cách công trình trên vài chục mét, cũng xuất hiện tình trạng người dân san gạt, đổ chạc, phế thải xây dựng trên khu đất nông nghiệp, xây tường bao quanh.
Khu đất nông nghiệp đang san gạt, tường xây bao quanh…
Tương tự, tại đầm Thuận Vi, thôn Vân La, xã Hồng Vân. Khu đất rộng 5000m2, là đất công do UBND xã Hồng Vân quản lý, đang bị san lấp trái phép. Đầm được UBND xã cho cá nhân thuê theo từng năm một. Sự việc diễn ra từ giữa tháng 7/2022, "lúc đầu họ chỉ xin san một ít trồng cỏ Voi”, Phó Chủ tịch xã Mai Văn Ngần cho biết. Thế nhưng, cho đến nay, cả khu đầm 5000m2 đã bị san lấp gần hết. Điều đang nói, đủ các loại phế thải xây dựng, rác được chuyển từ các nơi về đây san lấp, nguy cơ ô nhiễm môi trường là hiện hữu.
Nhiều phế thải xây dựng được chở từ nhiều nơi về đây san lấp…
Đầm Thuận Vi, thôn Vân La đang bị san lấp gần hết.
Hành vi làm biến dạng địa hình, làm suy giảm chất lượng đất, gây ô nhiễm đất, làm mất hoặc giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định có thể coi là hành vi huỷ hoại đất như trong Khoản 25 Điều 3 Luật Đất đai 2013 nêu rõ.
Như vậy, hành vi san lấp đất nông nghiệp - hủy hoại đất nông nghiệp thì sẽ bị xử phạt hành chính. Thậm chí, người có hành vi hủy hoại đất còn có thể bị xử lý hình sự theo Điều 228 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
"Đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền cho các quận, huyện, thị xã trong công tác quản lý đất đai gắn với cá thể hóa trách nhiệm của người đứng đầu cấp huyện, cấp xã và người được giao quản lý, cán bộ, công chức thực thi công vụ” đó là một trong những nội dung trong Chỉ thị số 13-CT/TU mà Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã ban hành trước đó.
Trước những dấu hiệu "buông lỏng” quản lý đất đai trên địa bàn xã Hồng Vân, trách nhiệm của người đứng đầu UBND xã như thế nào? Công trình vi phạm trên liệu có bị tháo dỡ, diện tích san lấp có được trả về hiện trạng ban đầu hay không? Câu hỏi xin dành cho lãnh đạo UBND huyện Thường Tín.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.
Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.
Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.
Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.