moitruongplus Tỉnh Quảng Ngãi đầu tư khoảng 200 tỷ đồng nhằm xóa "Cảnh nhếch nhác ven sông Trà” như Môi trường và Đô thị điện tử đã phản ánh vừa qua.
Theo Văn phòng UBND tỉnh Quảng Ngãi, ngày 13/9/2022, Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Văn Minh đã thống nhất phương án thiết kế kè chống sạt lở bờ Nam sông Trà Khúc và xây dựng bến tàu du lịch gắn mở rộng công viên Ba Tơ nhằm chỉnh trang đô thị phù hợp với không gian cảnh quan xung quanh.
Dự án đã phê duyệt có tuyến kè dài khoảng 1,2 km (điểm đầu giáp cầu Trà Khúc 1, điểm cuối giáp tuyến đường Trường Sa, Tp. Quảng Ngãi) và công viên cây xanh kết hợp dịch vụ cảnh quan đô thị. Công trình có tổng mức đầu tư trên 200 tỷ đồng và dự kiến hoàn thành vào năm 2025.
Phương án thiết kế kiến trúc mở rộng công viên Ba Tơ gắn bờ kè Nam cầu Trà Khúc.
Cũng theo Văn phòng UBND tỉnh, sau khi xây kè và mở rộng Công viên Ba Tơ hiện hữu, sẽ tiến hành cải tạo và xây dựng mới các công trình cảnh quan phục vụ mục tiêu chỉnh trang, tạo bộ mặt cho đô thị, như: Mũi thuyền, bán cầu ánh sáng; bến tàu du lịch; quảng trường trung tâm; quảng trường ven sông; bãi đỗ xe công cộng; vườn hoa, thảm cỏ… Trong khi đó, nhà máy nước và trạm bơm cưỡng bức phục vụ chống ngập cho Thành phố vẫn giữ nguyên, chỉ chỉnh trang cho phù hợp với không gian cảnh quan xung quanh.
Đối với bán cầu ánh sáng với sự thay đổi màu sắc theo từng thời điểm, tượng trưng cho sự đoàn kết, gắn bó của người dân Quảng Ngãi, đem lại cảm giác của sự vĩnh cửu, thống nhất và hoàn hảo, vừa là điểm nhấn cảnh quan đẹp cho khu vực quảng trường, vừa là công trình dịch vụ phục vụ nhu cầu của người dân tại công viên. Quảng trường được bố trí tại vị trí trung tâm công viên Ba Tơ, kết nối đường Bà Triệu về sông Trà Khúc, tạo nơi giao lưu, kết nối cộng đồng, tổ chức các hoạt động ngoài trời biểu diễn nghệ thuật, triển lãm...
Quang cảnh công viên Ba Tơ hiện nay.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh cho biết: "Đánh giá tổng quan hiện nay thì đô thị Quảng Ngãi phát triển chậm so với các đô thị có sông đi qua thành phố trên cả nước. Như vậy, việc đầu tư dự án xây dựng kè chống sạt lở và tạo cảnh quan môi trường tại khu vực từ cầu Trà Khúc 1 đến đường Trường Sa là cần thiết nhằm chỉnh trang, phát triển đô thị về hướng Bắc, lấy sông Trà làm trục trung tâm để phát triển đô thị ven sông, xóa đi cảnh nhếch nhác như hiện nay. Đồng thời, thực hiện tốt công tác phòng chống lũ và chỉnh trị Sông Trà Khúc đã được UBND tỉnh phê duyệt”.
Phối cảnh dự án Kè chống sạt lở bờ Nam sông Trà Khúc và mở rộng công viên Ba Tơ.
"Việc đầu tư dự án phải đạt được đa mục tiêu vừa chống sạt lở phía Nam sông Trà Khúc, vừa tạo quỹ đất để mở rộng không gian thành phố nhằm xây dựng công viên, trồng cây xanh, xây dựng bến tàu để khai thác lợi thế khi dự án đập dâng hạ lưu sông Trà Khúc đưa vào khai thác. Công trình khi triển khai xây dựng phải đạt yêu cầu về chất lượng để chống sạt lở, cũng như mỹ thuật, kỹ thuật để phục vụ cho phát triển du lịch, nhu cầu vui chơi giải trí của người dân và du khách. Đồng thời, là điểm nhấn của đô thị Quảng Ngãi trong tương lai” - ông Minh nhấn mạnh.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.
Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.
Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.
Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.