moitruongplus Mới đây, Phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh Bình Dương cho biết, đã phát hiện và xử lý một cơ sở sản xuất muối có hành vi chôn lấp, đổ thải hơn 2.100 tấn chất thải chưa qua xử lý ra môi trường.
Theo điều tra, cơ sở sản xuất muối trên nằm tại ấp 7, xã Tân Long, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương, do bà Dương Thị Vân (sinh năm 1975, trú tại huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương) quản lý điều hành.
Rác thải đang được chôn lấp. Ảnh: ITN
Cơ sở sản xuất muối có tổng diện tích đất đã sử dụng để sản xuất muối và đổ, chôn lấp chất thải rộng hơn 4.100m2 gồm: Nhà kho che mái tôn làm lán trại ở cho nhân công và kho chứa phế liệu nhựa; giữa bãi đất là khu nấu muối có hai lò nấu và bể chứa nước muối (tại thời điểm kiểm tra không hoạt động).
Diện tích còn lại là khu vực đổ, chôn lấp chất thải như da vụn, vải vụn, rìa/eva đế giầy, tro xỉ... tại 9 điểm (gồm 3 điểm chôn chất thải dưới đất và 6 đống chất thải lộ thiên) có tổng diện tích khoảng 933m2.
Tổng trọng lượng chất thải đổ, chôn lấp tại cơ sở sản xuất muối của bà Dương Thị Vân là hơn 2.100 tấn.
Cũng theo thông tin, tháng 8/2020, bà Dương Thị Vân thành lập cơ sở sản xuất muối Dương Thị Vân (loại hình hộ kinh doanh) và giao con ruột tên Lê Duy Chí Cường đứng tên chủ sử dụng đất và chủ cơ sở sản xuất muối. Toàn bộ quá trình hoạt động của cơ sở do bà Vân trực tiếp quản lý, điều hành; bà Vân đã thuê 4 công nhân thực hiện công việc sản xuất muối.
Từ khoảng tháng 9/2020 đến nay, bà Vân sử dụng chất thải công nghiệp (vải vụn, giấy vụn, simili, băng keo, tem giấy thải...) để đốt lò sản xuất muối.
Số chất thải này được bà Vân mua lại từ các tài xế xe tải vận chuyển rác thải cho các công ty sản xuất giấy, giày da trên địa bàn tỉnh.
Khi thu mua, nếu chất thải khô thì bà Vân chỉ đạo công nhân sử dụng đốt lò, nếu chất thải ướt thì bà Vân chỉ đạo công nhân thu phí mỗi xe 500 nghìn đồng và đổ chất thải ướt xuống hố để đốt, chôn lấp.
Từ khoảng tháng 9/2020 đến nay, bà Vân thu lợi được số tiền khoảng 36 triệu đồng từ việc cho các xe tải loại 2,5 tấn đổ chất thải công nghiệp ướt trên diện tích thửa đất.
Qua kiểm tra, bà Dương Thị Vân không cung cấp được hồ sơ giấy tờ liên quan đến công tác chấp hành các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường trong quá trình chôn, lấp, đổ chất thải.
Trước đó, cũng tại xã Tân Long, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (C05) - Bộ Công an đã phối hợp với Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hiện vụ chôn lấp chất thải trái phép quy mô lớn nhất từ trước đến nay do ông Hứa Đông, chủ Công ty TNHH MTV Môi trường Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh thực hiện. Vụ việc hiện đang được các cơ quan chức năng điều tra, làm rõ.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.
Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.
Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.
Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.