moitruongplus Thời gian qua, người dân sống trên đường Lê Duẩn, P. Phù Đổng, TP Pleiku (Gia Lai) đều ngán ngẩm vì dự án thi công lắp đặt hệ thống cống thoát nước kéo dài làm ảnh hưởng đến đời sống.

Vừa qua, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử nhận được thông tin phản ánh của các hộ dân sống dọc tuyến đường Lê Duẩn (TP Pleiku) tình trạng trong quá trình thi công, lắp đặt hệ thống thoát nước làm ảnh hưởng đến người dân.

Bà L.T.X. là người dân bị ảnh hưởng cho biết: Công trình thi công kéo dài gần nửa tháng nay, khiến không những việc đi lại của người dân gặp khó khăn mà còn làm ảnh hưởng đến việc buôn bán của gia đình và các hộ kinh doanh khác tại khu vực này. Đơn vị thi công đào đất lên rồi đặt ống cống gần nửa tháng rồi chưa thấy lấp lại, hàng hóa trong nhà cũng bụi bặm, nên mấy bữa nay không thể mua bán được. Gần đây, thời tiết mưa mỗi ngày, đất sau khi đào lên gặp mưa thì bị nhão, chảy ra đường làm mất mỹ quan đô thị. Ngoài ra, trên vỉa hè, đơn vị thi công đặt những tấm đan bê tông điều này gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.




Trong quá trình thi công, lắp đặt hệ thống thoát nước trên đường Lê Duẩn (TP Pleiku) làm ảnh hưởng đến người dân.

Anh N.M.H. là người dân sống trên tuyến đường này bức xúc cho biết: Thời gian qua, hoạt động kinh doanh của gia đình bị ảnh hưởng, đơn vị thi công đào vỉa hè để lắp công thoát nước nhưng lại không lấp lại. Người dân đã yêu cầu đơn vị thi công khi lắp cống xong thì hoàn trả lại hiện trạng ban đầu của vỉa hè, để còn kinh doanh, mua bán. Tuy nhiên, cả tuần nay vẫn chưa thấy đơn vị thi công đến lấp đất.

"Người dân nơi đây luôn đồng tình với việc lắp cống thoát nước mới, tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cần nhanh chóng hoàn trả hiện trạng vỉa hè để người dân thuận tiện trong việc kinh doanh, mua bán”, anh H. chia sẻ.




Đoạn đường dài khoảng 100m được đơn vị thi công đào xới nham nhở.

Theo ghi nhận của PV chiều ngày 08/9 trên đường Lê Duẩn: Đầu tuyến đường đơn vị thi công bố trí phương tiện, nhân công đến đào vỉa hè để lắp đặt cống thoát nước. Đoạn đường dài khoảng 100m được đơn vị thi công đào xới nham nhở, sau khi lắp ống thoát nước xong, nhưng lại chưa lấp đất lại để trả lại hiện trạng ban đầu của vỉa hè, điều này gây ảnh hưởng lớn đến việc sinh hoạt, mua bán của người dân. Một số hộ dân vì thấy đơn vị thi công quá chậm trong việc san lấp đất nên đã tự dùng vật dụng cá nhân để lấp bớt phần đất trước nhà nhằm thuận tiện cho việc buôn bán. Nhiều các tấm đan bê tông được đặc trên vỉa hè, gây ảnh hưởng đến việc đi lại, làm mất an toàn giao thông.




Một số hộ dân vì thấy đơn vị thi công quá chậm trong việc san lấp đất nên đã tự dùng vật dụng cá nhân để lấp bớt phần đất trước nhà nhằm thuận tiện cho việc buôn bán.



Trao đổi với PV, ông Đỗ Trung Hùng - Chủ tịch UBND phường Phù Đổng cho biết: Mương thoát nước trên tuyến đường này lâu nay thường xuyên bị ngập nước do đã bị hư hỏng, xuống cấp. Được sự quan tâm của thành phố, dự án làm vỉa hè trên tuyến đường Lê Duẩn do UBND phường làm chủ đầu tư, dự án mới triển khai thi công cách đây khoảng 3 tuần. Việc trong quá trình thi công làm ảnh hưởng người dân là điều không thể tránh khỏi, Phường thường xuyên nhắc nhở đơn vị thi công nhanh chóng hoàn trả lại hiện trạng ban đầu của vỉa hè. Thời gian đến, Phường đã yêu cầu đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án và hạn chế tối đa tình trạng để đất chất thành đống trước nhà người dân, và trong quá trình đào đất lên phải chừa lại một phần đường để thuận tiện cho việc người dân mua bán.

Thiết nghĩ chính quyền địa phương cũng cần đôn đốc đơn vị thi công để sớm hoàn thiện và đưa dự án vào sử dụng nhằm cải thiện đời sống cho người dân. Ngoài ra, song song với việc đẩy nhanh tiến độ, địa phương cũng cần nghiêm khắc hơn trong việc kiểm soát chất lượng vỉa hè những khu vực đã thi công xong nhằm bảo đảm an toàn giao thông và tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra.

Một số hình ảnh PV ghi nhận được:






Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

trểt
rẻ
rewrew
fewef

Hà Nội: Yêu cầu khắc phục 30 công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy

Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.

Chủ tịch huyện Nhà Bè chỉ đạo di dời cơ sở tái chế phế liệu gây ô nhiễm

Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.

Hải Dương: Xã Thanh Hải mua thùng đựng rác 1 đằng sử dụng 1 nẻo (Bài 2)

Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.

Hỗ trợ cán bộ, công nhân vệ sinh môi trường Hải Phòng bị ảnh hưởng bão số 3

Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.

Sudan: Dịch tả hoành hành khiến 315 trường hợp tử vong

Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.

Quảng Ninh từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân sau bão

Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.