moitruongplus Theo phản ánh, hiện nay một số DN đang hoạt động tại Khu công nghiệp Tam Thăng có tình trạng xả thải chưa được xử lý triệt để đã gây ô nhiễm môi trường và lâu dài trở thành nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của nhân dân.
Công nhân, người lao động trong các doanh nghiệp (DN) đang hoạt động tại Khu công nghiệp Tam Thăng (TP Tam Kỳ, Quảng Nam) cùng người dân địa phương vừa có ý kiến phản ánh tình trạng ô nhiễm môi trường tại khu công nghiệp này đến lãnh đạo tỉnh Quảng Nam. Cuối tháng 8 vừa qua, Văn phòng Tỉnh ủy Quảng Nam đã có báo cáo trả lời về một số nội dung trên.
Khu công nghiệp Tam Thăng, nơi có nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dệt, nhuộm.
Trả lời về vấn đề trên, Văn phòng Tỉnh ủy Quảng Nam cho hay, công tác bảo vệ môi trường của Khu công nghiệp (KCN) Tam Thăng do Cty TNHH MTV Phát triển hạ tầng khu công nghiệp Chu Lai (CIZIDCO) làm chủ đầu tư đã có hệ thống thu gom nước thải trong toàn KCN, dẫn về hệ thống xử lý nước thải tập trung của Cty TNHH MTV Panko (Cty Panko) Tam Thăng để xử lý. Hệ thống xử lý nước thải tập trung này có quy mô công suất 28.000m3/ngày đêm và đã được Bộ TN-MT cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước (Giấy phép số 2378/GP-BTNMT, ngày 4-10-2017). Theo đó, một phần nước thải sau xử lý được dẫn về Nhà máy tái sử dụng nước của Công ty Cổ phần Giải pháp công nghệ tái tạo (RTS) để xử lý cung cấp lại cho hoạt động sản xuất của các DN trong KCN; phần còn lại xả ra môi trường.
"Hiện nay, tất cả các DN đang hoạt động trong KCN Tam Thăng đã hợp đồng và thực hiện đấu nối nước thải về Hệ thống xử lý nước thải tập trung của Cty Panko Tam Thăng để xử lý (trừ Cty TNHH Hyosung Quảng Nam được phép tự xử lý đạt quy chuẩn theo quy định). Cty Panko Tam Thăng đã lắp đặt trạm quan trắc nước thải tự động, liên tục để theo dõi, giám sát nước thải sau xử lý của hệ thống xử lý nước thải tập trung và kết nối dữ liệu về Sở TN-MT tỉnh để quản lý. Công tác bảo vệ môi trường của KCN Tam Thăng được Công an tỉnh, Sở TN-MT, Ban Quản lý các Khu kinh tế và KCN tỉnh, UBND TP Tam Kỳ và các cơ quan, đơn vị liên quan theo dõi, kiểm tra, giám sát thường xuyên"- nội dung báo cáo thể hiện.
Nguồn nước thải từ Panko Tam Thăng chảy ra môi trường khiến người dân lo lắng.
Được biết mới đây, ngày 2-6-2022, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu đã chủ trì kiểm tra thực tế và làm việc về công tác bảo vệ môi trường tại KCN Tam Thăng. Qua đó yêu cầu Cty Panko Tam Thăng xử lý nước thải đảm bảo các quy chuẩn kỹ thuật theo quy định và phải có cam kết về thực hiện bảo vệ môi trường đối với hệ thống xử lý nước thải tập trung gửi các bên liên quan.
Ông Hồ Quang Bửu cũng chỉ đạo BQL các Khu kinh tế và KCN, Cty Phát triển hạ tầng khu công nghiệp Chu Lai, Cty RTS nghiên cứu xử lý nước tuần hoàn cho toàn KCN Tam Thăng và KCN Tam Thăng mở rộng, hạn chế thấp nhất xả ra môi trường. Đồng thời nghiên cứu, đề xuất đầu tư xây dựng hệ thống kênh cắt chuyển dòng nguồn nước xả thải KCN Tam Thăng từ sông Đầm về sông Bàn Thạch để phù hợp với định hướng quy hoạch, phát triển du lịch sinh thái của TP Tam Kỳ.
Người lao động lo lắng bởi liên tục thời gian gần đây, nguồn nước thải tại KCN này xuất hiện những dấu hiệu bất thường khiến cá sống ngoài tự nhiên gần đó chết hàng loạt. Việc ô nhiễm môi trường ở suối Ba La (cạnh KCN Tam Thăng) cũng đã được Chuyên đề Công an TP Đà Nẵng phản ánh. Kết quả kiểm tra, phân tích mẫu nước thải cho thấy nguyên nhân cá chết là do nguồn nước thải của Hệ thống xử lý nước thải tập trung Panko Tam Thăng ra môi trường vượt quy chuẩn cho phép…/.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.
Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.
Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.
Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.