moitruongplus Một lò đốt rác đã xây xong gần 2 năm tại ấp 3, xã Phong Thạnh Tây A, huyện Phước Long nhưng vẫn chưa được vận hành.
Dự án lò đốt rác tập trung xã Phong Thạnh Tây A được xây dựng năm 2020, với diện tích 6.800m2, công suất 400kg/h, tổng kinh phí trên 5,2 tỷ đồng từ nguồn ngân sách cân đối địa phương. Đây là nơi tập trung xử lý rác cho hai xã Phong Thạnh Tây A và Phong Thạnh Tây B.
Theo ghi nhận của PV Môi trường và Đô thị điện tử, lò đốt rác trên đang bị bỏ hoang, nhiều hạng mục, máy móc xuống cấp. Khu xử lý chưa từng đi vào hoạt động nhưng cơ sở hạ tầng đã bắt đầu bị mưa nắng "tàn phá”: cổng sắt hoen gỉ, hàng rào đổ sập, bên trong cỏ dại mọc đầy…
Lò đốt rác tại xã Phong Thạnh Tây A bị bỏ hoang gần 2 năm nay.
Người dân thắc mắc, không hiểu sao nhà máy mọc lên tại đây vì không thấy có chủ trương cấp trên, không họp dân lấy ý kiến. Được biết, vị trí lò rác này không đúng với vị trí quy hoạch ban đầu. Khi xây dựng xong, người dân nơi đây mới biết là lò đốt rác, rất nhiều người phản đối vì họ có nhiều vuông nuôi tôm xung quanh.
Cũng thật lạ, kể từ khi xây dựng hoàn thiện cho đến nay, lò đốt rác vẫn chưa một ngày đi vào hoạt động. Đặc biệt, dù đã bỏ ra tiền tỷ để xây dựng, nhưng UBND huyện Phước Long lại không bảo quản mà bỏ phế mặc cho công trình bị hư hỏng, gây lãng phí. Trong khi đó, thực tế hiện nay, huyện Phước Long đang loay hoay trong việc xử lý rác, vì cả huyện chỉ có một nhà máy rác tập trung tại thị trấn Phước Long đang trong tình trạng quá tải!
Các hạng mục của công trình đang bị xuống cấp.
Nhiều hộ làm vuông nuôi tôm xung quanh phản đối việc xây dựng lò đốt rác tại đây.
Không những vậy, vị trí dự án này cũng vướng nhiều lùm xùm trong việc đền bù đất. Nhiều luồng thông tin cho rằng tại sao lò đốt rác lại xây dựng ngay vị trí đất mặt đường tuyến Quản lộ Phụng Hiệp. Tại đây giá thành cao ở mức bất bình thường. Dư luận còn cho rằng, chủ đất được đền bù có mối quan hệ thân thiết với một người làm việc tại UBND huyện Phước Long?!
Máy móc và bồn nước bị bỏ hoang một cách lãng phí.
Để tránh dư luận, bảng lò đốt rác đã được che lại.
Trước những bức xúc của người dân, PV đã điện thoại và nhắn tin liên hệ, đặt lịch làm việc với ông Lê Văn Tần – Chủ tịch UBND huyện Phước Long, nhưng vẫn chưa nhận được phản hồi.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.
Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.
Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.
Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.