moitruongplus Từ ngày 5/8, thành phố Cẩm Phả (Quảng Ninh) phải thành lập tổ công tác cưỡng chế, yêu cầu các hộ dân tháo dỡ, khắc phục hậu quả các công trình nuôi trồng thủy sản trái phép trên vịnh Bái Tử Long.
Các hộ dân có bè nuôi vi phạm bị cưỡng chế. (Ảnh: Thanh Vân/TTXVN)
Ngày 29-8, Chủ tịch UBND thành phố Cẩm Phả ký Quyết định tạm đình chỉ công tác đối với bốn cá nhân để phục vụ công tác điều tra liên quan vụ việc ngư dân nuôi trồng thủy sản trái phép trên vịnh Bái Tử Long.
Quyết định yêu cầu tạm đình chỉ 15 ngày (kể từ ngày 29/8/2022), để phục vụ công tác kiểm tra của Ủy ban kiểm tra Thành ủy đối với bốn cá nhân là cán bộ, nhân viên tại Đội Kiểm tra Trật tự đô thị và Môi trường TP.Cẩm Phả, gồm: ông Phạm Thành Nam (đội phó); ông Trần Văn Hùng, ông Đoàn Quốc Hiệp (cùng là viên chức) và ông Bùi Duy Tùng (hợp đồng lao động).
Được biết, từ năm 2018 đến nay, với chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nước về tuần tra kiểm soát công tác nuôi trồng thủy sản trên vịnh Bái Tử Long thuộc lãnh hải thành phố Cẩm Phả, Đội kiểm tra Trật tự đô thị và Môi trường thành phố đã để xảy ra tình trạng các hộ dân nuôi trồng tự phát, ngoài vùng quy hoạch, lấn chiếm luồng lạch, mất an toàn giao thông đường thủy, ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan trên vịnh Bái Tử Long.
Từ ngày 5/8/2022, thành phố Cẩm Phả phải huy động nhân lực, vật lực thành lập tổ công tác cưỡng chế, yêu cầu các hộ dân tháo dỡ, di dời, khắc phục hậu quả các công trình nuôi trái phép trên vịnh Bái Tử Long.
Trước đó, báo chí đã phản ánh thực trạng 167 hộ dân là người dân của thành phố Cẩm Phả và các địa phương khác, nuôi trồng thủy sản trái phép trên vịnh Bái Tử Long từ năm 2018 đến nay nhưng vẫn "qua mặt” được cơ quan chức năng, mà trực tiếp là Đội Kiểm tra Trật tự đô thị và Môi trường thành phố Cẩm Phả.
Người dân vẫn cố tình tiếp tục thả giống xuống biển, đến khi bị cưỡng chế thì thiệt hại nặng nề, có nhiều hộ rơi vào cảnh nợ nần chồng chất. Cơ quản lý Nhà nước phải "chạy theo” xử lý hậu quả, tốn kém ngân sách và nhân lực, môi trường biển ô nhiễm, an toàn giao thông đường thủy bị đe dọa./.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.
Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.
Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.
Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.