moitruongplus Đại diện gần 50 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và kinh doanh chim hoang dã trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã ký cam kết không mua bán, tiêu thụ động vật hoang dã, qua đó sẽ góp phần đáng kể trong hoạt động bảo tồn các loài động vật hoang dã.
Mới đây tại Quảng trị, Ban Quản lý dự án Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC) Quảng Trị phối hợp với Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam (WWF - Việt Nam) tổ chức hội thảo tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã, đồng thời tổ chức ký cam kết với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
Các chủ cơ sở kinh doanh thực hiện ký cam kết
Tham dự hội thảo có đại diện lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan; gần 50 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và kinh doanh chim hoang dã trên địa bàn tỉnh. Hội thảo do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa kỳ (USAID) tài trợ.
Kết quả khảo sát về tiêu thụ thịt động vật hoang dã do WWF Việt Nam thực hiện trong năm 2021-2022 cho thấy, các quán ăn/nhà hàng là mắt xích chính trong chuỗi cung ứng thịt động vật hoang dã. "Khoảng 50% sản lượng thịt động vật hoang dã được đưa đến người tiêu dùng tại các địa bàn khảo sát thông qua kênh nhà hàng. Do đó, việc các nhà hàng ký cam kết chung tay hành động sẽ góp phần đáng kể trong hoạt động bảo tồn các loài động vật hoang dã", ông Trần Văn Tiềm, Điều phối viên hợp phần Bảo tồn đa dạng sinh học, Dự án VFBC tỉnh Quảng Trị, chia sẻ. Dự án này là một trong những chương trình quan trọng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Việt Nam là một trong những quốc gia có tính đa dạng sinh học cao nhất thế giới. Tuy nhiên, các hoạt động khai thác tài nguyên rừng quá mức, chuyển đổi mục đích rừng và đất thiếu quy hoạch trong nhiều thập kỷ qua, đã khiến diện tích rừng tự nhiên bị thu hẹp. Các nguyên nhân này cùng với các hoạt động săn, bắt và buôn bán trái phép các loài hoang dã đã dẫn đến nhiều loài động, thực vật bị đe dọa nghiêm trọng, một số loài có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Riêng đối với các loài chim hoang dã, hiện nay, tình trạng săn bắt, tiêu thụ các loài chim hoang dã, đặc biệt là các loài chim di cư vẫn đang diễn ra nghiêm trọng tại nhiều địa phương, ảnh hưởng tiêu cực đến đa dạng sinh học, môi trường, tiềm ẩn nguy cơ về dịch bệnh cho con người và sinh vật.
Mới đây, ngày 17/5, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 04/CT-TTg về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư tại Việt Nam.
Theo đó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành và các cơ quan liên quan ở cấp quốc gia và địa phương tăng cường kiểm soát, ngăn chặn, bắt giữ và xử lý nghiêm các hành vi săn, bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, kinh doanh, chế biến, tàng trữ, tiêu thụ trái pháp luật các loài chim hoang dã, di cư, đặc biệt vào mùa chim di cư. Các hoạt động truyền thông cũng được nhắc tới với vai trò là một giải pháp quan trọng nhằm ngăn chặn tình trạng buôn bán trái phép các loài chim hoang dã.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.
Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.
Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.
Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.