moitruongplus Sáng 25/8/2022, tại Trung tâm Hội chợ triển lãm Thành phố Đà Nẵng, Hội thảo - Triển lãm quốc tế về Giải pháp và Công nghệ xử lý chất thải đảm bảo phát triển bền vững các đô thị tại Việt Nam đã chính thức được khai mạc.

Tham dự Lễ khai mạc, về phía Trung ương có ông Nguyễn Hưng Thịnh - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường; ông Phạm Hồng Sơn, Cục trưởng Cục Bảo vệ môi trường Miền Trung - Tây Nguyên; ông Lê Hồng Dương, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ môi trường Miền Nam; ông Đinh Nam Vinh - Đại diện Bộ Khoa học và Công nghệ, ông Nguyễn Khánh Long - Cục Hạ tầng xây dựng, Bộ Xây dựng.

Về phía các tổ chức quốc tế, có ông Christoph Prommersberger - Đại biện lâm thời Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam; bà Eri Teramoto - Lãnh sự Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại Đà Nẵng; đại diện một số tổ chức hợp tác quốc tế như: Quỹ Climate Fund Managers; Quỹ Sáng kiến Hợp tác Công nghệ Xanh, Hàn Quốc, cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA).

Về Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, có đại diện các Sở Tài nguyên và Môi trường của TP. HCM, tỉnh Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Đắk Lắk.

Về phía Đà Nẵng, có ông Lê Quang Nam, Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng; bà Cao Thị Huyền Trân - Phó Chủ tịch HĐND thành phố; ông Dương Đình Liễu - Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Đà Nẵng.

Về phía Ban tổ chức, có TS. KTS. Tô Văn Hùng, Thành ủy viên, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng; GS.TS Khoa học Nguyễn Văn Liên, Chủ tịch Hiệp hội Môi trường Đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam; ông Nguyễn Hữu Tiến, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Môi trường Đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam; ông Trần Văn Lượng, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Môi trường Việt Nam; ông Trần Việt Anh, Chủ tịch Hiệp hội Tái chế chất thải Việt Nam; TS. Luật sư Đồng Xuân Thụ, Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam; bà Vũ Dung, Giám đốc dự án, Công ty TNHH Dịch vụ triển lãm SES Việt Nam (Informa Markest).

Chương trình có sự hiện diện của Đại diện lãnh đạo các viện nghiên cứu, trường đại học, các tổ chức trong và ngoài nước; đại diện Sở Tài nguyên và môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, các hội đoàn thể và các đơn vị liên quan của thành phố Đà Nẵng; Doanh nghiệp; phóng viên các cơ quan truyền thông đến tham dự và đưa tin về Hội thảo và Triển lãm.



Phát biểu tại Lễ khai mạc, ông Lê Quang Nam, Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cho biết: Trong những năm qua, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững đất nước, Đảng, Quốc hội và Chính phủ luôn quan tâm chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) gắn với bảo vệ môi trường (BVMT) và đã đạt được nhiều kết quả tích cực, tạo tiền đề tốt để tăng cường công tác BVMT thời gian tới.

Tuy nhiên, do sự phát triển KT-XH, quá trình đô thị hóa và sự gia tăng dân số đang diễn ra mạnh mẽ đã tạo ra áp lực lớn tới môi trường khi lượng chất thải rắn (CTR) nói chung và đặc biệt chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) nói riêng đang phát sinh ngày càng nhiều, tính chất và thành phần phức tạp, chất thải nhựa chiếm tỷ lệ cao.

Trong khi đó, việc kiểm soát, quản lý loại chất thải này còn nhiều hạn chế. Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường giai đoạn 2016-2020, chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) ở các đô thị tăng từ 10-16%. Khối lượng CTRSH phát sinh tại khu vực đô thị trong cả nước là 35.624 tấn/ngày, chiếm khoảng 55% tổng khối lượng CTRSH phát sinh trên cả nước. CTRSH sau khi thu gom được xử lý chủ yếu bằng các phương pháp sau: 71% khối lượng CTRSH được xử lý bằng phương pháp chôn lấp; 16% khối lượng CTRSH được xử lý tại các nhà máy chế biến compost; 13% khối lượng CTRSH được xử lý bằng phương pháp đốt.

Nhằm đáp ứng các quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và các văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành đã đưa ra các quy định mới liên quan đến quản lý CTRSH, cũng như nâng cao năng lực quản lý CTRSH, UBND thành phố Đà Nẵng cho phép Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp cùng Hiệp hội Môi trường Đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội Công nghiệp Môi trường Việt Nam, Hiệp hội Tái chế chất thải Việt Nam, Công ty Informa Markest và các đơn vị liên quan tổ chức Hội thảo và Triển lãm này mục tiêu giới thiệu, quảng bá các giải pháp, công nghệ xử lý chất thải rắn tiên tiến, thân thiện môi trường; thúc đẩy các mô hình kinh tế tuần hoàn, hướng đến mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững tại các đô thị. Lần đầu tiên, Đà Nẵng là thành phố đăng cai tổ chức sự kiện ý nghĩa này, đây cũng là cơ hội để thành phố tăng cường nguồn lực, đẩy mạnh xã hội hóa và thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân, nước ngoài trong công tác phân loại, thu gom và xử lý chất thải rắn, góp phần triển khai hiệu quả Đề án "Xây dựng Đà Nẵng - thành phố môi trường”.

Đồng thời, Hội thảo và Triển lãm là cơ hội lớn để các cơ quan, các hiệp hội, tổ chức, doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoài nước trao đổi, chia sẻ; nghiên cứu, ứng dụng và phát triển công nghệ; đặc biệt khuyến khích và ưu tiên thúc đẩy chuyển giao công nghệ xử lý môi trường mới, công nghệ tái chế, năng lượng tái tạo, phù hợp cho công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải tại các đô thị Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng trong thời gian tới; hướng tới công nghệ xanh, công nghệ sạch nhằm góp phần đạt mục tiêu Tăng trưởng xanh và "Giảm phát thải bằng 0 - Net Zero” vào năm 2050 theo cam kết của Thủ tướng chính phủ Việt Nam tại Hội nghị thượng đỉnh COP26".



Trong hơn 30 năm trở lại đây, số lượng đô thị ở nước ta tăng lên nhanh chóng cùng với sự mở rộng cả về quy mô và diện tích. Thực trạng đó đang tạo nên sức ép ngày càng tăng của đô thị lên môi trường, đặc biệt là công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải đô thị. Phát biểu chỉ đạo tại lễ khai mạc, ông Nguyễn Hưng Thịnh - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường - Bộ Tài nguyên và môi trường phát biểu:

"Tôi vui mừng nhận thấy Triển lãm quốc tế hôm nay đã thu hút được sự tham gia đông đảo của các đơn vị, các doanh nghiệp tiêu biểu trong và ngoài nước với 35 gian hàng. Triển lãm đã thể hiện được tính đa dạng cao cả ở thành phần tham gia lẫn các sản phẩm, ấn phẩm được giới thiệu, trưng bày. Điều đó là minh chứng sinh động cho thấy xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường ở nước ta đã được đẩy lên một tầm cao mới. Các sản phẩm được trưng bày tại Triển lãm cũng hết sức phong phú, đã bước đầu cho thấy, chúng ta đang dần làm chủ và tiếp cận với các phương thức quản lý, các mô hình công nghệ xử lý chất thải tiên tiến trên thế giới. Đó thực sự là những tín hiệu đáng mừng để chúng ta có đủ sự vững tin và quyết tâm bảo vệ môi trường trước những khó khăn, thách thức mới trong những năm tiếp theo.

Tôi cho rằng, công tác quản lý chất thải, đặc biệt là CTRSH là vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều địa phương. Đây cũng là vấn đề đã được các Đại biểu quốc hội và cử tri cả nước hết sức quan tâm, chất vấn tại các kỳ họp Quốc hội. Do đó, việc đề xuất được các giải pháp đồng bộ từ mô hình quản lý, mô hình công nghệ xử lý chất thải nhằm kiểm soát, giải quyết được bài toán xử lý triệt tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải là vấn đề hết sức cấp thiết".

Đại diện Tổng cục Môi trường - Bộ Tài Nguyên và Môi trường hoan nghênh và đánh giá cao sáng kiến Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng trong việc chủ trì tổ chức Hội thảo và Triển lãm quốc tế về giải pháp và công nghệ xử lý chất thải đảm bảo phát triển bền vững các đô thị tại Việt Nam. Theo ông đây là chủ đề có ý nghĩa hết sức thiết thực, là diễn đàn để các nhà quản lý, nhà khoa học, nhà đầu tư, cung cấp công nghệ gặp gỡ, kết nối nhằm thúc đẩy việc đưa các công nghệ tiên tiến, hiện đại và phù hợp với điều kiện thực tế của từng vùng, từng địa phương của Việt Nam.

Ông Nguyễn Hưng Thịnh đề nghị Hội thảo tập trung cùng nhau trao đổi, thảo luận, đánh giá cụ thể và khách quan những mặt được và chưa được của công tác quản lý chất thải của Việt Nam trong thời gian qua, chỉ ra được những nguyên nhân và chia sẻ bài học kinh nghiệm để từ đó thống nhất đề xuất các giải pháp để đạt được những mục tiêu sau:

Một là, tổ chức thực hiện tốt các chính sách, quy định về quản lý chất thải trong Luật BVMT 2020 nhằm hình thành cách thức quản lý, ứng xử mới với chất thải, góp phần thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam, trong đó đề cao vai trò trách nhiệm của chính quyền địa phương. Một số tỉnh, thành phố lớn cần tiên phong trong việc triển khai cơ chế phân loại rác thải tại nguồn. Nhà sản xuất, nhập khẩu cần làm tốt trách nhiệm mở rộng của mình, ưu tiên khuyến khích doanh nghiệp chủ động xây dựng hệ thống thu gom, tái chế, xử lý sản phẩm, bao bì sau xử lý của mình.

Hai là, hình thành và triển khai cơ chế chính sách ưu đãi, hỗ trợ, khuyến khích xã hội hóa trong công tác quản lý CTRSH, đặc biệt là trong việc khuyến khích đầu tư xây dựng và vận hành cơ sở xử lý CTRSH, triển khai áp dụng mô hình thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH theo quy định của pháp luật về BVMT và Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) đảm bảo tính hiệu quả, ổn định và bền vững của dự án, phát huy và đa dạng hóa nhiều nguồn lực cho xử lý chất thải.

Ba là, tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực: các địa phương cần bố trí quỹ đất cho khu xử lý CTRSH theo quy hoạch, bố trí đủ kinh phí cho việc đầu tư xây dựng, vận hành hệ thống thu gom, lưu giữ, trung chuyển, vận chuyển và xử lý CTRSH trên địa bàn.

Bốn là, đề xuất được các mô hình công nghệ xử lý chất thải tiên tiến, hiện đại, thân thiện môi trường để quảng bá, giới thiệu, nhân rộng trong phạm vi cả nước.

GS.TSKH Nguyễn Văn Liên - Chủ tịch Hiệp hội Môi trường Đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam cho biết: Theo báo cáo của Bộ Xây dựng tính đến năm 2020 nước ta có 862 đô thị, tăng 60 đô thị so với năm 2016. Đô thị hóa, đồng nghĩa với việc tập trung dân cư và phát triển công nghiệp, góp phần tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh mặt tích cực, quá trình đô thị hóa cũng tạo nên nhiều thách thức, trong đó có thách thức về ô nhiễm môi trường. Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường giai đoạn 2016-2020, chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) ở các đô thị tăng từ 10% - 16%. Khối lượng CTRSH phát sinh tại khu vực đô thị trong cả nước là 35.624 tấn/ngày, chiếm khoảng 55% tổng khối lượng CTRSH phát sinh trên cả nước. CTRSH sau khi thu gom được xử lý chủ yếu bằng các phương pháp sau: 71% khối lượng CTRSH được xử lý bằng phương pháp chôn lấp; 16% khối lượng CTRSH được xử lý tại các nhà máy chế biến compost; 13% khối lượng CTRSH được xử lý bằng phương pháp đốt. Thực tế cho thấy công nghệ sử dụng trong các phương pháp nói trên nhìn chung còn lạc hậu, thiếu đồng bộ; thiếu cơ chế chính sách để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ từ khâu thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH.

Thông qua các hoạt động phong phú như: triển lãm, giới thiệu công nghệ thiết bị; triển lãm tranh thiếu nhi vẽ về môi trường, ngày hội đổi rác lấy quà, kết nối cung cầu và hai phiên hội thảo, Hội thảo và Triển lãm có ý nghĩa rất lớn là tạo cơ hội cho các đơn vị trong ngành có cái nhìn tổng quan về cơ chế chính sách mới, thực trạng quản lý và xử lý chất thải, môi trường tại các đô thị Việt Nam; là cơ sở đáng tin cậy để các cơ quan chức năng Trung ương và địa phương, các nhà đầu tư và cộng đồng người dân tìm hiểu, đề xuất giải pháp và công nghệ phù hợp để xử lý chất thải tại các đô thị Việt Nam trong thời gian tới. Đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp trong ngành tìm hiểu, ứng dụng công nghệ xử lý môi trường, công nghệ tái chế, tái tạo năng lượng, hướng tới công nghệ xanh, công nghệ sạch trong nền kinh tế tuần hoàn".

Để ghi nhận sự đóng góp của các đơn vị, doanh nghiệp trong quá trình tổ chức Hội thảo và Triển lãm, đại diện Ban tổ chức đã trân trọng trao Kỷ niện chương cho các nhà tài trợ của sự kiện.





Ngay trong khuôn viên Triển lãm các thiết bị, công nghệ xử lý chất thải, còn có Triển lãm Tranh thiếu nhi với 60 bức tranh xuất sắc nhất của các em học sinh trong cả nước vẽ về môi trường đến từ Cuộc thi vẽ tranh thiếu nhi "Vì Môi trường tương lai” do Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam tổ chức; Hoạt động "Ngày hội thu mua rác tái chế và Tặng quà” do Công ty Môi trường đô thị Đà Nẵng phối hợp cùng Công ty Môi trường đô thị Hà Nội thực hiện.

Sau Lễ khai mạc, Hội thảo quốc tế về giải pháp và công nghệ xử lý chất thải đảm bảo phát triển bền vững các đô thị tại Việt Nam được tổ chức ngay tại Phòng hội thảo thuộc Trung tâm Hội chợ Triển lãm thành phố Đà Nẵng.

Hội thảo sẽ diễn ra song song với Triển lãm trong 2 ngày 25 và 26/8.


Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

trểt
rẻ
rewrew
fewef

Hà Nội: Yêu cầu khắc phục 30 công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy

Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.

Chủ tịch huyện Nhà Bè chỉ đạo di dời cơ sở tái chế phế liệu gây ô nhiễm

Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.

Hải Dương: Xã Thanh Hải mua thùng đựng rác 1 đằng sử dụng 1 nẻo (Bài 2)

Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.

Hỗ trợ cán bộ, công nhân vệ sinh môi trường Hải Phòng bị ảnh hưởng bão số 3

Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.

Sudan: Dịch tả hoành hành khiến 315 trường hợp tử vong

Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.

Quảng Ninh từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân sau bão

Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.