moitruongplus Nhiều năm qua, TP. Đà Nẵng hạn chế đầu tư phát triển quỹ nhà ở xã hội từ nguồn vốn ngân sách nên quỹ nhà ở xã hội để bố trí căn hộ chung cư đối với các đối tượng chính sách, hộ nghèo, công nhân lao động… ngày càng ít.
Theo UBND TP. Đà Nẵng, đến tháng 7/2022, thành phố đã phát triển 13.938 căn hộ chung cư.
Theo thống kê, trong những năm gần đây số trường hợp được thuê nhà ở xã hội chưa nhiều, trong khi quỹ nhà ở xã hội của thành phố còn khoảng 120 căn. Với số lượng này thành phố ưu tiên bố trí cho thuê đối với các đối tượng là người có công cách mạng, cán bộ, công chức, người lao động làm việc tại các cơ quan hưởng lương từ ngân sách thành phố.
Ông Nguyễn Thành Tiến, Trưởng Ban Đô thị HĐND TP. Đà Nẵng cho biết, những năm qua, thành phố đã tập trung đầu tư xây dựng quỹ nhà ở xã hội, hoàn thành 194 khối nhà với 13.938 căn hộ chung cư; 16 khối nhà với 1.874 phòng ký túc xá sinh viên…; giải quyết nhu cầu về nhà ở đáng kể cho người dân thành phố.
Tuy nhiên, từ năm 2020 đến nay, việc đầu tư nhà ở xã hội từ ngân sách thành phố rất hạn chế. Quỹ nhà ở xã hội còn lại rất ít, thành phố ưu tiên bố trí cho thuê cho các đối tượng là người có công cách mạng.
"Qua giám sát và tiếp xúc cử tri cho thấy, nhu cầu xin thuê, xin mua nhà ở xã hội hiện nay rất lớn, nhất là các hộ nghèo hoặc có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; hàng năm có trên 1.000 đơn thư xin thuê nhà chung cư nhưng chưa được đáp ứng", ông Tiến nói.
Mới đây, Ủy ban MTTQVN TP. Đà Nẵng có thông báo số 77/TB-MTTQ-BTT ngày 4/7/2022 về "Xây dựng chính quyền" gửi HĐND thành phố. Trong đó liên quan đến vấn đề nhà ở dành cho công nhân lao động trên địa bàn thành phố
Theo đó, hiện nay công nhân lao động trong các khu công nghiệp đang rất khó khăn, bức xúc về vấn đề nhà ở, rất cần sự hỗ trợ của các cấp để duy trì việc làm. Thực tế có nhiều công nhân ngoại tỉnh làm việc đã gần 20 năm trong khu công nghiệp nhưng vẫn phải thuê nhà trọ, điều kiện sinh sống tạm bợ, không ổn định nên cuộc sống rất khó khăn.
"Trong thời gian đến, kiến nghị thành phố có chủ trương xây thêm các nhà ở xã hội cho công nhân lao động thuê tương ứng với từng cụm Khu công nghiệp. Đồng thời có chính sách hỗ trợ công nhân mua nhà ở xã hội cũng như cần quan tâm đầu tư các cơ sở mầm non công lập trong các khu công nghiệp; đầu tư các siêu thị bình ổn giá tiêu dùng...", thông báo nêu rõ.
Giải bài toán nhà ở xã hội
Ông Nguyễn Thành Tiến cho rằng, TP. Đà Nẵng cần quan tâm thực hiện một số giải pháp để phát triển nhà ở xã hội trong thời gian đến.
Cụ thể, đối với nhà ở xã hội do Nhà nước quản lý hiện nay với số lượng khoảng 10.579 căn nhà, ông Tiến đề xuất, thành phố sớm nghiên cứu lộ trình giải quyết bán nhà cho các hộ đang thuê, đang ở để thu hồi ngân sách nhằm tái đầu tư nhà ở xã hội khác; hoặc giải quyết các thủ tục cho những đối tượng này được mua hoặc thuê nhà ở xã hội tại các dự án nhà ở xã hội do tư nhân đầu tư sắp hoàn thành trong năm 2023.
Bên cạnh đó, thành phố cần có cơ chế, chính sách để nhà đầu tư quan tâm thực hiện tái thiết, tái đầu tư các nhà ở hiện có theo hướng nâng tầng, nâng hệ số sử dụng đất và hiện đại hóa nhà ở xã hội; có cơ chế quy định về thời gian, thời hạn thuê nhà không quá 5 năm nhằm hạn chế chiếm hữu nhà ở xã hội do Nhà nước quản lý.
Đối với kế hoạch phát triển nhà xây mới, ông Tiến đề nghị cần rà soát, thống kê các trường hợp hộ nghèo, đặc biệt khó khăn về chỗ ở để xem xét đầu tư nhà ở xã hội từ ngân sách thành phố, đáp ứng nhu cầu hỗ trợ thuê nhà chung cư cho nhóm đối tượng này.
"Tuy nhiên, trước mắt thành phố cần đẩy nhanh tiến độ các dự án về nhà ở xã hội có vốn ngoài ngân sách; đồng thời tiếp tục rà soát, điều chỉnh Chương trình, Kế hoạch phát triển nhà ở thành phố giai đoạn 2021-2025", ông Tiến cho hay.
Ông Phùng Phú Phong, Giám đốc Sở Xây dựng Đà Nẵng cho biết, phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố hiện có 2 nguồn, từ ngân sách nhà nước và ngoài ngân sách nhà nước.
Đối với nhà ở xã hội từ nguồn ngân sách nhà nước, hiện quỹ còn rất ít và hiện nay cơ chế còn 120 căn ưu tiên cho trường hợp người nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người có chính sách, một phần là bố trí cho người làm động làm việc tại cơ quan công chức hưởng lương nhà nước.
Theo ông Phong, hiện TP. Đà Nẵng đang tiếp triển khai chung cư nhà ở xã hội cho người có công với cách mạng tại khu đất đường Vũ Mộng Nguyên, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn với 209 căn, đang được trình chủ trương đầu tư. Đồng thời, thành phố đang chuyển đổi công năng của 2 khu ký túc xá phía Tây tại khu công nghiệp Hòa Khánh với 758 căn.
Đối với nhà ở xã hội ngoài ngân sách, ông Phong cho rằng, thành phố đang có số lượng khá lớn. Hiện đang tập trung hoàn thành 4 dự án đang thực hiện dở dang với số lượng là 2.691 căn. Từ nay đến cuối 2025 sẽ hoàn thành số lượng căn này.
"Trong thời gian tới, Sở Xây dựng rà soát và tham mưu cho UBND thành phố trong vấn đề đẩy nhanh một số nội dung về chương trình phát triển đô thị và nhà ở, trong đó có kế hoạch về phát triển nhà ở và nhà ở xã hội. Đặc biệt, đối với những dự án nhà ở xã hội mà các chủ đầu tư đang triển khai, có một số vướng mắc thì Sở phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu UBND TP. Đà Nẵng tháo gỡ để đưa những dự án này sớm về đích", ông Phong thông tin.
Ngoài ra, ông Phong cho biết, thành phố đang có chủ trương kêu gọi đầu tư 4 dự án nhà ở xã hội mới, hiện đã trình chủ trương đầu tư lên Sở KH&ĐT. Sau khi có chủ trương đầu tư sẽ tổ chức đấu thầu, lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án. Dự kiến những dự án này sẽ triển khai trong giai đoạn 2023-2024.
Theo UBND TP. Đà Nẵng, đến tháng 7/2022, thành phố đã phát triển 13.938 căn hộ chung cư và hiện đang triển khai dự án nhà ở xã hội cho người có công với cách mạng quy mô 209 căn hộ. Ngoài ra, vốn đầu tư ngoài ngân sách có 9 dự án với 7.525 căn hộ chung cư nhà ở xã hội và hiện đã hoàn thành 3.359 căn hộ.
Trong thời gian đến, thành phố thúc đẩy hoàn thành 5 dự án, chuẩn bị đầu tư mới 1 dự án và lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 4 dự án thu hút vốn đầu tư ngoài ngân sách, với quy mô 4.000 căn hộ.
Ngoài ra, chuyển công năng 2 Khu ký xá sinh viên phía tây làm nhà ở xã hội; triển khai khu thiết chế Công đoàn phục vụ công nhân khu công nghiệp tại khu vực quận Liên Chiểu./.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.
Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.
Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.
Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.