moitruongplus Gần đây, cảnh nước thải, rác thải bị vứt bừa bãi dọc bờ sông Trà Khúc đã gây phản cảm cho du khách và ảnh hưởng sinh hoạt của người dân.
Sau khi UBND tỉnh Quảng Ngãi tiến hành giải tỏa Khu chợ đêm bên sông Trà Khúc (thuộc phường Lê Hồng Phong, Tp. Quảng Ngãi), hiện nay, đoạn dọc bờ sông Trà đã biến thành nơi vứt rác bừa bãi, bốc mùi hôi thúi. Đáng nói, tại nhiều nơi, người dân lén lút chăn nuôi bò, heo và xả nước thải trực tiếp ra sông, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Mới đây, tìm hiểu thực tế dọc sông Trà Khúc, PV Môi trường và Đô thị điện tử ghi nhận cảnh nhếch nhác do rác thải vứt bừa bãi. Ngay khu vực dưới cầu Trường Xuân đang có nhiều hộ làm chuồng tạm để nuôi heo, bò và xả nước thải ra sông. Còn nhiều đoạn ven sông từ cầu Thạch Bích đến cầu Trà Khúc II thì bỏ hoang, cỏ mọc um tùm, xác súc vật nằm ngổn ngang, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt của người dân.
Rác và súc vật chết bị vứt bừa bãi ven sông Trà Khúc.
"Địa điểmnơi nàyrất đẹp, nằm bên sông Trà Khúc thơ mộng, cũng là khu vực thuận tiện cho bà con trong khu phố tập thể dục, rèn luyện sức khỏe vào sáng sớm hay chiều muộn, nhưnghiện nay, môi trường nhếch nhác, rác tràn lan dọc bờ sông đãlàm mất mỹ quan, gây phản cảm cho người dân và du khách”, bà con ở khu dân cư phường Lê Hồng Phong bức xúc.
Khu dân cư ven sông Trà Khúc bị ảnh hưởng không nhỏ từ việc ô nhiễm môi trường.
Còn một số cán bộ hưu trí ở phường Trần Phú thì cho rằng:"Lâu nay, khu vực dọc ven sông Trà Khúc chưa đượctỉnh quan tâm, đầu tư đúng mức. Nhiều đoạn ven sông còn bỏ hoang, cỏ mọc um tùm, rác thải tràn lan, nhất làđoạnthuộc phường Trần Phú và Lê Hồng Phong.Chúng tôi đề nghịchính quyền bố trí kinh phí, xây dựng một công trình thanh niênvớigắn đô thị thông minh. Như vậy sẽ góp phần tạo điểm nhấn bên sông Trà với cây xanh, bóng mát và điểm tập thể dục thuận lợi cho người dân nơi đây”.
Theo UBND phường Lê Hồng Phong, sở dĩ có tình trạng nhếch nhác như trên là do hàng chục ha đất nơi đây đã được quy hoạch làm Khu trung tâm hành chính tỉnh, nhưng chưa thực hiện, kéo dài nhiều năm qua. Hiện nay, tỉnh đã điều chỉnh lại quy hoạch, bố trí đất làm việc khác, nhưng cũng chưa thực hiện. Khu vực này hiện đang nằm ngoài sự quản lý của phường, nên việc súc vật chết, rác sinh hoạt vứt bừa bãi, gây ảnh hưởng môi trường là khó tránh khỏi.
Người dân lén lút làm chuồng nuôi heo, xả nước thải ra sông.
Trao đổi với PV, Chủ tịch UBND TP. Quảng Ngãi Trà Thanh Danh cho biết: "Thời gian qua, lực lượng chức năng củaThành phố đã tiến hành giải tỏa một số hộ dân chăn nuôi, xả nước thải ra sông và xử lý khu vực bị ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, hiện nay,vẫn cótình trạng một số hộ dân thiếu ý thức, lén lút xả nước thải vàvứt rác bừa bãi.Chúng tôi vẫn đang đẩy mạnh tuyên truyền nếp sống văn minh đô thị, nâng cao nhận thức cho người dân với mục tiêu xây dựng đô thị thông minh và cố gắng đạt các tiêu chí đô thị loại II vào năm 2025”.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.
Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.
Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.
Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.