moitruongplus Từ nhiều năm nay, dân làng Kon Skôi, xã Đăk Ruồng, huyện Kon Rẫy luôn bất an khi sống cạnh bờ sông Đăk Pne đang sạt lở từng ngày, nhất là vào những ngày mưa bão.
Làng Kon Skôi có hơn 350 hộ dân với 1.500 nhân khẩu đang cư trú rải rác trong khoảng 2,3 km nằm dọc theo bờ sông Đăk Pne. Người dân nơi đây chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số sống bằng nghề trồng trọt, vì vậy mà kinh tế còn gặp nhiều khó khăn.
Nhiều năm trở lại đây, cuộc sống của họ còn khó khăn hơn khi sạt lở sau những trận mưa lớn tại khu vực bờ sông đã làm mất khá nhiều diện tích đất trồng cây, nhiều cây trồng chưa kịp thu hoạch bị lũ cuốn trôi và tuyến đường bê tông chính của làng cũng đang dần bị hư hỏng vì xói lở. Thậm chí, vì lo lắng cho tính mạng của mình khi nhà bị sạt lở, nhiều hộ dân đã phải chuyển đi nơi khác.
Người dân làng Kon Skôi luôn sống trong cảnh bất an vì sạt lở.
Theo ghi nhận thực tế của PV, sau lưng dãy nhà của bà con nơi đây là nhiều điểm sạt lở sâu khoảng 3-4 m, trải dài hết cả ngôi làng, và những điểm sạt lở này vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại khi mùa mưa đang tiếp tục kéo dài. Ngoài ra, tuyến đường chính mà người dân thường xuyên di chuyển đã bị sụt lún, nhiều diện tích đất trồng mì cũng bị ảnh hưởng.
Anh A Kiên – Trưởng thôn, chia sẻ: "Chúng tôi đã chống chọi với sạt lở từ nhiều năm nay. Mỗi khi mùa mưa bão kéo đến, dân làng thường tập trung cùng nhau di dời người và đồ đạc của những hộ sống cạnh bờ sông lên đồi cao để đảm bảo an toàn. Có hộ dân đã phải chấp nhận bỏ nhà đến một nơi khác sinh sống vì nguy hiểm. Vốn dĩ cuộc sống của dân làng đã khó khăn, nay lại càng khổ hơn khi nhiều cây trồng mà họ bỏ công trồng trọt chưa kịp thu hoạch đã bị sạt lở và lũ cuốn trôi mất”.
Tuyến đường chính của dân làng đang bị hư hỏng.
"Trong nhiều lần tiếp xúc cử tri, chúng tôi cũng có ý kiến đến chính quyền địa phương và rất mong sẽ sớm có giải pháp để giúp dân làng vượt qua khó khăn và cuộc sống của bà con được trở lại bình thường”, anh Kiên chia sẻ thêm.
Trao đổi với PV, ông Đỗ Dũng Sỹ – Chủ tịch UBND xã Đăk Ruồng, cho biết: "Trước các đợt mưa lũ, UBND thường xuyên đi kiểm tra, tổ chức họp thôn để tuyên truyền vận động bà con tại làng Kon Skôi về các biện pháp phòng chống bão lũ để tránh bị thiệt hại về mặt con người cũng như tài sản. Trong những trận mưa lớn, chúng tôi đã nhiều lần phối hợp với nhân dân để di dời người và vật dụng đến các điểm cao để đảm bảo an toàn. Ngoài ra lực lượng phòng chống bão lũ luôn được cử đến kiểm tra thường xuyên để kịp thời xử lý các tình huống nguy hiểm nếu có”.
Nhiều cây trồng và diện tích đất trồng cây của người dân bị ảnh hưởng bởi những lần sạt lở.
Theo tìm hiểu, năm 2008, Dự án kè chống sạt lở bờ sông Đăk Pne, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum được cho chủ trương lập dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư khoảng 134 tỷ đồng, nhưng đến nay, đã được 14 năm, dự án này vẫn chưa được triển khai vì thiếu nguồn vốn.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.
Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.
Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.
Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.