moitruongplus Dự án xây mới trường Tiểu học Liên Ninh (cơ sở 2), huyện Thanh Trì có tổng giá trị đầu tư hơn 100 tỷ đồng đang gấp rút hoàn thiện để kịp năm học mới 2022-2023. Tuy nhiên, quá trình thi công phát sinh nhiều bất cập về ô nhiễm môi trường, an toàn lao động.

Được biết, dự án xây mới trường Tiểu học Liên Ninh (cơ sở 2) ở huyện Thanh Trì – TP. Hà Nội có tổng số vốn đầu tư là 112.500.000.000 đồng (Trong đó chi phí dành cho xây lắp và thiết bị là 74.042.007.000 đồng); dự án do Ban QLDA đầu tư xây dựng huyện Thanh Trì là đại diện Chủ đầu tư. Đơn vị thi công dự án là Liên danh Công ty cổ phần xây dựng VINASAN Hà Nội - BCA Thăng Long - Công nghệ 79 - Đức Việt Hà Nội. Trong đó, Công ty cổ phần xây dựng VINASAN Hà Nội, có địa chỉ tại xã Hòa Nam, huyện Ứng Hòa, TP. Hà Nội là Liên danh chính.


Đường dân sinh ngay sát dự án luôn trong tình trạng bụi bẩn, lầy lội do đất của dự án rơi vãi không được dọn dẹp.

Theo thông tin từ người dân sống gần dự án cho biết: Do dự án nằm khá sát khu dân cư sinh sống nên trong quá trình thi công, mặc dù người dân thường xuyên nhắc nhở đơn vị thi công cần nghiêm túc thực hiện an toàn vệ sinh môi trường, và đặt biển báo, rào chắn đảm bảo an toàn cho người dân di chuyển qua đây. Thế nhưng, trên thực tế đường sá xung quanh khu vực thi công dự án liên tục bị bụi bẩn bủa vây mỗi khi trời trời nắng, trời mưa thì bùn đất lầy lội khiến người dân rất bức xúc.

Để tìm hiểu thông tin, chiều ngày 10/8, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam đã có mặt tại khu vực dự án đang thi công. Theo ghi nhận, đến nay các hạng mục công trình gồm: dãy nhà phòng học, nhà hiệu bộ đã cơ bản xây dựng xong phần thô. Trong đó có một dãy nhà phòng học nằm ngay sát lối cổng vào đã bắt đầu đi vào hoàn thiện việc  việc quét sơn.


Phần dự án giáp đường dân sinh không hề có biển cảnh báo, chăng dây hướng dẫn người dân.

Theo quan sát của PV, lối đường dân sinh có rất nhiều đất đá rơi vãi lổm chổm khiến cho việc di chuyển của người dân gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, lối cổng vào của dự án ngay sát ngã ba đường dân sinh có nhiều lớp đất dày tích tụ lại nhưng không hề được đơn vị thi công quan tâm dọn dẹp, khiến cho mỗi lần trời mưa khu vực này trở nên lầy lội, trơn trượt.

Bên cạnh đó, dọc các lối đi có đường dân sinh nhưng không được đơn vi thi công căng dây, không có bất kỳ biển báo để cảnh báo, phân luồng giao thông nên mỗi khi  người dân di chuyển qua khu vực gặp nhiều nguy hiểm.

Ngoài ra, vấn đề an toàn lao động trong khi thi công cũng bị đơn vị thi công "ngó lơ” theo kiểu "sống chết mặc bay". Tại thời điểm PV ghi nhận tại công trường, có hơn 100 công nhân đang gấp rút làm việc, nhưng tuyệt nhiên không có bất kỳ ai sử dụng đồ bảo hộ lao động theo quy định.  Có nhiều công nhân đang vắt vẻo ở trên các tầng cao, thậm chí là đỉnh mái của công trình để thi công  nhưng không hề sử dụng một đồ bảo hộ lao động hay có biện pháp đảm bảo an toàn lao động nào.


Những công nhân vắt vẻo trên đỉnh mái mà không có bất kỳ đồ bảo hộ lao động nào trên người

Theo ông T.V.D,  một người dân sống gần khu vực dự án cho biết: Vẫn biết dự án này sẽ mang lại một ngôi trường tốt cho con cháu mình học tập nhưng phải nói họ thi công cũng rất ẩu khi để bùn, đất thải vương vãi khắp nơi nhưng không quét dọn khiến việc di chuyển của người dân chúng tôi rất khó khăn, đặc biệt là nhưng hôm trời mưa. Và cả đoạn đường dân sinh chạy qua dự án nhưng không được chăng dây, đặt biển cảnh báo tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông cho người dân.

Còn theo ông V.V.B, tôi chứng kiến cảnh công nhân làm việc ở tầng 2 trở lên mà cũng chỉ mặc mỗi bộ quần áo bình thường, thậm chí trời nóng họ còn mặc quần đùi,  áo phông khiến cho chúng tôi cũng ái ngại, lo lắng mất an toàn lao động xảy ra tại dự án.

Tại hiện trường, PV đã mang những băn khoăn, thắc mắc về các vấn đề nêu trên với một người đàn ông tên Hướng (người này xưng là chỉ huy trưởng của dự án của Công ty VINASAN), vị này cho biết: trên thực tế việc căng dây, đặt biển cảnh báo đáng lẽ đơn vị phải thực hiện theo quy định. Còn việc công nhân không mặc đồ bảo hộ lao động là do họ không thực hiện dù có được phát đồ đầy đủ ?!


Cận cảnh con đường dân sinh bị băm nát, lầy lội khi thi công dự án Trường tiểu học Liên Ninh.

Trong một diễn biến khác, để có thông tin chính xác, khách quan, PV đã liên hệ đặt lịch làm việc với chủ đầu tư dự án là UBND huyện Thanh Trì. Sau đó, đơn vị này  đã giao cho Ban QLDA đầu tư xây dựng huyện làm việc, cung cấp thông tin cho PV. Tuy nhiên, sau khi liên lạc qua điện thoại với ông Trần Việt Trung - Giám đốc Ban QLDA đầu tư xây dựng huyện. Qua trao đổi, ông Trần Việt Trung nói: Liên quan đến nội dung PV liên hệ làm việc, chúng tôi sẽ trả lời bằng văn bản, sẽ gửi về Toà soạn. Tất cả mọi cái anh được huyện chỉ đạo của huyện là trả lời bằng văn bản, và văn bản này do anh Toàn - Phó Chủ tịch UBND huyện ký, chứ bọn anh không được ký….

Trước những bất cập đã và đang tồn tại tại dự án nêu trên, thiết nghĩ UBND huyện Thanh Trì cần sớm phản hồi, minh bạch thông tin người dân cũng như báo chí phản ánh. Đồng thời tiến hành thanh kiểm tra làm rõ những vấn đề về an toàn vệ sinh môi trường, lao động tại dự án. Qua đó xử lý nghiêm những cá nhân, tập thể buông lỏng quản lý, giám sát thi công ngoài công trường (nếu có).

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

trểt
rẻ
rewrew
fewef

Hà Nội: Yêu cầu khắc phục 30 công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy

Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.

Chủ tịch huyện Nhà Bè chỉ đạo di dời cơ sở tái chế phế liệu gây ô nhiễm

Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.

Hải Dương: Xã Thanh Hải mua thùng đựng rác 1 đằng sử dụng 1 nẻo (Bài 2)

Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.

Hỗ trợ cán bộ, công nhân vệ sinh môi trường Hải Phòng bị ảnh hưởng bão số 3

Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.

Sudan: Dịch tả hoành hành khiến 315 trường hợp tử vong

Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.

Quảng Ninh từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân sau bão

Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.