moitruongplus Ngày 14/8, Sở TN-MT TP.HCM có văn bản đề nghị Công ty CP đầu tư phát triển Tâm Sinh Nghĩa (Công ty Tâm Sinh Nghĩa) khẩn trương khắc phục các yêu cầu của Bộ TN&MT và UBND TP.HCM về xử lý rác thải.



Tháng 7/2021, UBND TP.HCM đặt hàng bổ sung khối lượng rác sinh hoạt xử lý tại nhà máy của công ty này thêm 400 tấn/ngày. Thời điểm đó, UBND TP.HCM yêu cầu công ty hoàn thành tất cả hồ sơ pháp lý liên quan đến đầu tư, xây dựng và bảo vệ môi trường khi thực hiện tiếp nhận thêm khối lượng đặt hàng, che phủ kín toàn bộ lượng chất thải tồn lưu tại các bãi lưu chứa trong khuôn viên nhà máy, thu gom toàn bộ nước rỉ rác phát sinh tại các bãi lưu chứa về hệ thống xử lý tập trung, tăng cường chuyển trả chất thải tồn lưu tại các bãi lưu chứa về bãi chôn lấp số 3. Bên cạnh đó, Công ty Tâm Sinh Nghĩa cam kết phải xử lý khối lượng rác tồn trong khuôn viên nhà máy trong vòng 2 năm kể từ khi được chấp thuận khối lượng đặt hàng bổ sung, đồng thời không được để phát sinh lượng rác tồn lưu trong khuôn viên nhà máy.

Từ tháng 10.2021, Sở TN&MT đã điều phối khối lượng rác sinh hoạt về nhà máy xử lý của Công ty Tâm Sinh Nghĩa đạt xấp xỉ 1.300 - 1.400 tấn/ngày. Tuy nhiên, qua giám sát, Sở TN&MT nhận thấy công ty chưa khắc phục triệt để các vấn đề tồn đọng. Cụ thể, công ty xử lý lượng rác sinh hoạt chủ yếu bằng công nghệ đốt (không thu hồi năng lượng), không thực hiện hoặc thực hiện rất hạn chế các công đoạn sản xuất compost và tái chế nhựa. Điển hình như trong tháng 6.2022, công ty này chỉ vận hành trung bình 9 - 10 lò trên tổng số 14 lò đốt, chưa xử lý triệt để lượng chất thải tồn lưu trên khu vực đường nội bộ, vẫn còn tập kết lượng lớn chất thải tại khu vực nạp liệu, cơ sở hạ tầng trong nhà máy xuống cấp, hư hỏng.

 Sở TN&MT TP.HCM đánh giá tiến độ triển khai công tác khắc phục của Công ty Tâm Sinh Nghĩa còn chậm, chưa đáp ứng tiến độ cam kết. Khu vực xung quanh khuôn viên nhà máy dọc kênh 16 và vị trí bên ngoài vách ngăn dọc rừng tràm vẫn còn một số mương nước dấu hiệu nhiễm bẩn do nước rỉ rác thấm ra từ bãi tạm. Công ty cũng chưa hoàn thành việc lót đáy các mương nước và chưa thu gom triệt để nước nhiễm bẩn về hệ thống xử lý nước rỉ rác của nhà máy. Đặc biệt, vấn đề liên quan đến chất thải tồn lưu và hiện tượng rò rỉ khói đen tại hệ thống thu gom khói lò đốt vẫn chưa được khắc phục.

Sở TN&MT sẽ điều phối khối lượng chất thải rắn sinh hoạt về nhà máy của Công ty Tâm Sinh Nghĩa tiếp nhận, xử lý theo khối lượng trong hợp đồng là 1.000 tấn/ngày, thay vì 1.300 - 1.400 tấn như hiện nay. Bên cạnh đó, Sở cũng đề nghị công ty tiếp nhận, xử lý khối lượng rác sinh hoạt theo quy trình công nghệ xử lý đã được phê duyệt, bao gồm đầy đủ các công đoạn phân loại, sản xuất compost, tái chế nhựa và đốt không thu hồi năng lượng; vận hành thường xuyên đầy đủ các lò đốt để tăng cường xử lý lượng chất thải tồn lưu.

Được biết, ngoài nhà máy Đa Phước ra, Công ty CP Tâm Sinh Nghĩa còn có Nhà máy xử lý rác Tâm Sinh Nghĩa đóng tại ấp 3, xã Tân Đông (huyện Thạnh Hoá, Long An) theo phương pháp đốt rác, tái chế và sản xuất phân compost, không được chôn lấp. Đây được xem là nhà máy xử lý rác thải hiện đại bậc nhất tỉnh Long An. Năm 2012, nhà máy chính thức đi vào hoạt động và mang theo rất nhiều kỳ vọng của người dân tỉnh Long An về một nhà máy xử lý rác thải, đảm bảo vệ sinh môi trường.


Nhà máy xử lý rác Tâm Sinh Nghĩa Long An

Thế nhưng, ngay từ khi bắt đầu đi vào hoạt động, nhà máy xử lý rác thải Tâm Sinh Nghĩa – Long An, năm 2018 đã liên tục bị người dân địa phương phản ánh về tình trạng gây ô nhiễm môi trường trầm trọng.

Theo phản ánh của người dân sống quanh khu vực Nhà máy xử lý rác Tâm Sinh Nghĩa, trong những ngày gần đây, thời tiết mưa nhiều, núi rác thải hàng chục nghìn tấn không được che đậy, nước thải chưa qua xử lý từ nhà máy rác được thải ra môi trường. Từ đây, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc, theo gió Tây Nam thổi mạnh, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng nặng nề đến đời sống người dân địa phương.

Phía bên trong khu vực nhà máy, xen kẽ những bụi cây cỏ rậm rạp, là những ao nước tù tự nhiên có màu đen ngòm, bốc mùi hôi thối nồng nặc (không hề phát hiện hồ chứa xử lý nước thải).Cách đó không xa là núi rác cao hàng chục mét, nhiều công nhân của nhà máy đang vận hành những chiếc máy cẩu, thực hiện san ủi đống rác. Điều đáng nói là đống rác lộ thiện có khối lượng hàng chục nghìn tấn này không hề được che đậy, bảo quản đúng quy định.

Theo người dân địa phương, nguyên nhân chính gây ra tình trạng ô nhiễm là do dù đã hoạt động hơn 6 năm qua nhưng cơ sở hạ tầng nhà máy xử lý rác thải Tâm Sinh Nghĩa – Long An vẫn chưa được hoàn thiện. Trong khi tình trạng "bội thực” rác thải ngày một trầm trọng hơn. Chính núi rác sừng sững lộ thiện không được che đậy, xử lý bảo quản tốt là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng ô nhiễm mùi hôi, nước thải, mầm bệnh,…Chưa dừng lại ở đó, lượng nước mưa lớn đổ thẳng vào bãi rác lộ thiện, không hề được xử lý trong bể chứa mà chảy, thấm thoát ra kênh mương tư nhiên. Điều này, đã và đang gây ra tình trạng ô nhiễm nguồn nước bề mặt và nguồn nước ngầm tại khu vực xung quanh nhà máy này./.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

trểt
rẻ
rewrew
fewef

Hà Nội: Yêu cầu khắc phục 30 công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy

Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.

Chủ tịch huyện Nhà Bè chỉ đạo di dời cơ sở tái chế phế liệu gây ô nhiễm

Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.

Hải Dương: Xã Thanh Hải mua thùng đựng rác 1 đằng sử dụng 1 nẻo (Bài 2)

Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.

Hỗ trợ cán bộ, công nhân vệ sinh môi trường Hải Phòng bị ảnh hưởng bão số 3

Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.

Sudan: Dịch tả hoành hành khiến 315 trường hợp tử vong

Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.

Quảng Ninh từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân sau bão

Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.