moitruongplus Tình trạng rác thải sinh hoạt, nước thải bị xả thẳng xuống sông đã không còn xa lạ ở nước ta. Điều đó khiến hệ sống sông rạch nhiều nơi càng bị ô nhiễm và trở thành vấn đề khó tháo gỡ.
Mỗi cá nhân đều sẽ có rác thải được tạo ra trong quá trình sinh hoạt. Đó là điều tự nhiên. Nhưng nhiều người lại không ý thức rằng, rác thải cũng không tự nhiên mất đi. Việc xử lý rác là một vấn đề rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng tới cuộc sống của từng người và của toàn xã hội.
Mạng lưới kênh rạch chằng chịt ở đồng bằng sông Cửu Long hiện tại đang chìm dần trong rác thải. Câu nói "Miền Tây gạo trắng nước trong” có lẽ chỉ còn trong ký ức, khi mà hiện nay nước không còn "trong” nữa. Cuộc sống hiện đại tỉ lệ thuận với lượng rác được thải ra bên ngoài nhưng ý thức của người dân chưa chắc tiến bộ hơn trước. Việc cân bằng giữa bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế không phải là điều dễ dàng. Những con sông, kênh rạch nằm gần các khu công nghiệp, khu dân cư đang bị bức tử bởi rác, nước thải sinh hoạt. Nhà cửa được xây dựng ngày một nhiều, dân cư trở nên đông đúc nhưng hạ tầng thoát nước không được đồng bộ, nâng cấp khiến tình trạng ô nhiễm càng trở nên nghiêm trọng. Lượng nước thải sinh hoạt được xử lý trước khi thải ra môi trường là rất thấp. Phần còn lại hầu như được xả thẳng vào hệ thống thoát nước chung rồi chảy ra ao, hồ, sông ngòi làm ô nhiễm nguồn nước.
Rác bị vứt trên đường đã khó xử lý, huống gì bị xả xuống sông, hồ, kênh rạch. Dòng nước đen ngòm đi kèm với mùi hôi thối và ruồi nhặng đã trở thành nỗi ám ảnh của người dân sống dọc những con kênh bất kỳ mùa nào trong năm. Vào mùa khô mùi hôi bốc lên nồng nặc, mùa mưa rác thải bị ùn ứ, bịt kín các hố ga, làm nghẽn dòng chảy.
Những hình ảnh sau được ghi nhận tại một con hẻm ở xã Bình Phú, Tp. Bến Tre, tỉnh Bến Tre. Theo thỏa thuận, người dân sẽ để rác trước nhà và công nhân vệ sinh mỗi 2 – 3 ngày sẽ đến thu gom. Tuy được dọn dẹp thường xuyên nhưng rác thải vẫn đang dần chiếm con đường và cả con kênh bên dưới.
Rác thải được người dân để trước nhà, chờ nhân viên vệ sinh đến thu gom.
Chị Hồng Anh (35 tuổi, người dân địa phương) chia sẻ: "Trước nhà tôi có con kênh nhỏ, lúc tôi mới dọn về đây, nước dưới kênh trong lắm, có rất nhiều cá. Nhưng mấy năm trở lại đây, khi người ta dọn về ở càng nhiều thì nó bắt đầu ô nhiễm. Dọc kênh có sọt rác để bỏ vào nhưng khi nó đầy quá, nhiều người tiện tay vứt xuống kênh. Rác mỗi ngày một nhiều, mùi hôi thối rất khó chịu”.
Anh Hoài Thương (21 tuổi): "Em sống ở đây từ nhỏ. 2 –3 năm trước nước kênh ở đây còn khá sạch, nhưng từ khi nhiều người đến xây nhà thì kênh bắt đầu bị ô nhiễm. Rác thải chất đống bị những con chó bươi ra khắp đường, nước chảy ra rất hôi và ruồi muỗi xuất hiện nhiều hơn, nguy cơ dịch bệnh là rất lớn”.
Dòng kênh đen ngòm, bốc mùi hôi thối.
Khi được hỏi tại sao tại sao lại xả rác xuống kênh, nhiều người vô tư nói: "Do thấy người ta để đó nên mới để theo!", "Tôi đóng tiền rác mỗi tháng để làm gì, có người dọn mà”. Được biết, các trường hợp bị phát hiện có hành vi gây ô nhiễm môi trường sẽ được các cán bộ địa phương nhắc nhở. Đôi khi phạt nguội để răn đe, nhưng sau đó đâu lại vào đấy. Việc này có thể xuất phát từ các nguyên nhân như người dân xem việc xả rác là "việc nhỏ”, cơ sở hạ tầng không đáp ứng kịp thời nhu cầu của người dân và mức phạt đưa ra quá thấp chưa đủ sức răn đe.
Rác thải bị vứt ở một đoạn kênh.
Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của toàn xã hội. Dẫu biết là việc tìm thùng rác để bỏ vào đôi khi khá khó khăn, nhưng nếu muốn, sẽ tìm cách. Chúng ta nên dừng đổ lỗi cho việc xả rác là do thói quen. Thói quen đó có thể là tác nhân gây hại cho sức khỏe của bản thân và cộng đồng. Hãy nhớ việc phòng bệnh lúc nào cũng sẽ dễ dàng hơn chữa bệnh!
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.
Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.
Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.
Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.