moitruongplus Với truyền thống văn hóa hiếu nghĩa, uống nước nhớ nguồn, ngày lễ Vu Lan của đạo Phật đã hòa quyện với triết lý, tục thờ cúng ngày Rằm tháng Bảy âm lịch hình thành lễ hội Vu Lan - báo hiếu, trở thành nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt.
Vu Lan - mùa báo hiếu. Nguồn: internet
Mùa Vu Lan - báo hiếu đã trở thành nét văn hóa truyền thống hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam. Đây là thời gian để mỗi người thực hành và khắc sâu hạnh nguyện báo hiếu, hiếu hạnh với cha mẹ, ông bà và những người thân yêu, đồng thời cũng là thời gian tưởng nhớ, tri ân các Anh hùng dân tộc, anh linh Anh hùng liệt sỹ, tổ tiên, cửu huyền thất tổ của các gia đình trong toàn xã hội.
Lễ Vu Lan xuất phát từ sự tích Bồ tát Mục Kiền Liên (một trong những đại đệ tử của Phật Thích Ca Mâu Ni) đã cứu mẹ mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ (quỷ đói) nhờ tấm lòng hiếu thảo của mình. Kinh Vu lan ghi rõ, khi ngài Mục Kiền Liên đã tu luyện phép lục thông thành công, ngài nhớ tới người mẹ Thanh Đề đã khuất của mình nên dùng phép thần tìm kiếm khắp nơi xem bà đã đi đâu, về đâu. Không ngờ, ngài lại nhìn thấy người mẹ đang bị đày thành ngạ quỷ, đi lang thang khắp nơi, cực khổ, đói khát bởi đây là quả báo từ những việc ác trước đây mà bà đã thực hiện. Quá đau lòng, ngài Mục Kiền Liên liền dùng phép thần thông để biến ra cơm đưa tới tận địa ngục cho mẹ nhưng tiếc thay những thức ăn ấy đều bị hóa thành lửa.
Ngài Mục Kiền Liên vội vàng đến bạch Đức Phật Thích Ca Mâu Ni để tìm cách cứu mẹ mình. Và Đức Phật đã chỉ dạy rằng, ngày rằm tháng 7 chính là ngày Tự tứ, chính ngày đó Phật Đà hoan hỉ, khi đó chư Tăng mười phương đều dự lễ này, ông cần sắm sửa đủ đầy lễ vật, món ăn chay được đựng trong bình bát tinh sạch, kỹ lưỡng... để cúng dường chúng Tăng, cầu thỉnh mười phương Tăng chúng hồi hướng chú nguyện thì bà Thanh Đề mới thoát được cõi địa ngục đau khổ. Làm theo lời Phật, mẹ của Mục Kiền Liên đã được giải thoát. Phật cũng dạy rằng chúng sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng theo cách này.
Vu Lan - mùa báo hiếu. Nguồn: internet
Lễ Vu Lan báo hiếu theo quan niệm Phật giáo là ngày để những người con hiếu thảo hồi tưởng lại công ơn sinh thành dưỡng dục của đấng sinh thành. Từ đó có những hành động sống tích cực và thiết thực, điều chỉnh hành vi của bản thân đối với mẹ, cha sao cho xứng đáng với tình thương, công ơn của đấng sinh thành. Qua hàng ngàn năm với ý nghĩa đầy nhân văn, Lễ Vu Lan đã lan rộng ra, không chỉ là ngày lễ của các Phật tử mà trở thành ngày lễ báo hiếu của tất cả người dân Việt Nam.
Lễ Vu Lan là ngày rằm tháng 7 hàng năm theo lịch âm. Tính theo dương lịch, ngày Lễ Vu Lan năm 2022 rơi vào Thứ 6, ngày 12 tháng 8 dương lịch (15/7 âm lịch).
Vào ngày này, các chùa, cơ sở tự viện thường tổ chức lễ hội Vu Lan với những nghi thức: Tụng kinh-sám Vu Lan, kinh báo hiếu phụ mẫu, kinh Mục Liên sám pháp, kinh A Di Đà…; lễ cầu siêu cho anh linh anh hùng liệt sỹ, tổ tiên trong gia đình; pháp thoại thuyết giảng ý nghĩa Vu Lan báo hiếu; nghi thức "Bông hồng cài áo” tri ân công đức sinh thành của cha mẹ; nghi thức thắp nến tri ân và truyền hoa đăng tưởng niệm anh linh anh hùng liệt sỹ và cửu huyền thất tổ; chương trình nghệ thuật về công cha nghĩa mẹ…
Trong ngày Vu Lan nhiều người có thói quen chùa cầu bình an cho cha mẹ nếu bậc sinh thành còn sống, cầu siêu cho linh hồn nếu cha mẹ đã mất. Cài hoa hồng lên áo, để luôn ghi nhớ công ơn sinh thành và dưỡng dục của đáng sinh thành. Một số địa phương còn thực hiện thả đèn hoa đăng, với ước nguyện cầu bình an, an lành cho người đã khuất.
Ngày Lễ Vu Lan hàng năm được tổ chức long trọng nhằm nhắc nhở các thế hệ con cháu luôn nhớ tới công ơn dưỡng dục sinh thành của ông bà, cha mẹ cũng như tổ tiên và các bậc anh hùng dân tộc đã có công với đất nước. Không riêng gì đối với mỗi người Phật tử, Lễ Vu Lan mở ra cả một mùa báo ân, báo hiếu lan tỏa khắp cả đất nước Việt Nam.
Những ngày này, nhiều gia đình người Việt thường sửa soạn mâm cơm dâng lên tổ tiên, chuẩn bị lễ vật cúng chúng sinh và lên chùa thành kính dâng hương, tham gia khóa lễ.
Trong ngày lễ Vu Lan, ngoài ý nghĩa cầu siêu cho người đã khuất, người Việt Nam còn tổ chức nghi thức bông hồng cài áo để tỏ lòng biết ơn các bậc sinh thành hiện còn và cả những người đã khuất.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.
Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.
Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.
Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.