moitruongplus Vùng cấp nước Thủ đô rất rộng nên việc đưa nước sạch đến tận mỗi nhà dân vẫn còn là nhiệm vụ khó khăn. Việc bảo đảm để người dân tiếp cận được với nước sạch vẫn phải là một trong những mục tiêu hàng đầu.
Theo Phó giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Nguyễn Thế Công ,để hoàn thành mục tiêu về nước sạch trên địa bàn TP đến năm 2025 đạt tỷ lệ 100% người dân được sử dụng nước sạch, Sở Xây dựng Hà Nội tiếp tục lựa chọn các nhà đầu tư đủ năng lực triển khai các Dự án đầu tư phát triển mạng lưới cấp nước từ nguồn nước tập trung cho khu vực nông thôn đảm bảo người dân được tiếp cận, sử dụng nguồn nước sạch đạt 100% vào năm 2025.
Chỉ mới 264/413 xã tiếp cận được nguồn nước sạch
Theo ông Dương Đức Tuấn, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội, các nguồn cấp nước hiện nay cơ bản đáp ứng nhu cầu dùng nước của nhân dân ngay cả thời điểm nắng nóng mùa hè. Việc thiếu nước cục bộ chỉ xảy ra trong trường hợp sự cố và công tác khắc phục cấp nước trở lại cũng được thực hiện ngay.
Tại các huyện ngoại thành Hà Nội ,tình hình nước sạch còn rất thiếu. Tính đến hết tháng 5/2021, chỉ có hơn 20% người dân huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội được sử dụng nước sạch. Để có nước sinh hoạt hằng ngày, gần 80% dân số các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Sóc Sơn phải trông chờ vào nguồn nước giếng khoan, giếng khơi, nước mưa… Ở các huyện Thanh Trì, Phúc Thọ, Quốc Oai, Mỹ Đức, Thường Tín, Ứng Hòa cũng đều ở trong tình trạng thiếu nước sạch trầm trọng.
So với cuối năm 2021, 6 tháng đầu năm 2022, trên địa bàn Hà Nội chỉ có thêm 12 xã nông thôn được tiếp cận nguồn nước sạch. Tại khu vực nông thôn, ở thời điểm này, chỉ mới có 264/413 xã tiếp cận được nguồn nước sạch.
Khu vực đô thị tỷ lệ dân được được cấp nước rất cao nhưng vẫn bị thiếu nước sạch vào những tháng cao điểm, đời sống người dân cũng bị ảnh hưởng mỗi khi xảy ra tình trạng vỡ ống, cắt nước. Một số nhà máy nước ngầm hiện nay bị suy giảm về trữ lượng cũng như chất lượng. Sản lượng nước sạch đảm bảo chất lượng chỉ tập trung vào các nhà máy xử lý nước mặt từ sông Hồng, sông Đà, sông Đuống cung ứng.
Theo Phó Giám đốc Công ty CP Nước sạch số 2 Hà Nội Ngô Văn Đức, một trong những nguyên nhân dẫn tới việc chỉ có 35% người dân nông thôn ở Hà Nội được tiếp cận nước sạch là giá nước.
Hà Nội đang áp dụng chính sách giá nước lũy tiến, nếu sử dụng dưới 10m3 giá chỉ 5.973 đồng/m3 và mức giá này là dưới giá thành sản xuất. Như vậy doanh nghiệp chưa bán đã lỗ khi người dân nông thôn chủ yếu dùng dưới 10m3/tháng.
Hà Nội hiện là địa phương có giá nước sạch thấp trong các địa phương trên toàn quốc. Giá nước thấp cũng là một trở ngại lớn trong việc kêu gọi xã hội hóa đầu tư sản xuất nước sạch. Theo quy định thì 5 năm, giá nước phải được điều chỉnh một lần, nhưng từ năm 2013 tới nay, giá nước do UBND Thành phố quy định đã không thay đổi.
Hà Nội hiện có 6 doanh nghiệp kinh doanh nước sạch lớn gồm: Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội; Công ty Cổ phần Đầu tư nước sạch sông Đà (Viwasupco); Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Đông; Công ty CP Cấp nước Sơn Tây; Nhà máy nước mặt sông Đuống; Nhà máy nước Hà Nam.
Có một nghịch lý là Hà Nội dù thiếu nước sạch và đang sử dụng hơn nửa triệu m3 nước ngầm, chất lượng thấp, mỗi ngày, nhưng các nhà máy xử lý nước mặt sản xuất nước sạch vẫn chưa tiêu thụ hết công suất, như Nhà máy nước mặt sông Đuống, Nhà máy nước mặt Bắc Thăng Long.
Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Dương Đức Tuấn lý cho rằng, hệ thống cấp nước tập trung hoàn chỉnh là một hệ thống bao gồm các công trình khai thác, xử lý nước, mạng lưới đường ống cung cấp nước sạch đến khách hàng sử dụng nước và các công trình phụ trợ có liên quan. Mỗi công trình cấp nước đều xác định phạm vi cấp nước cụ thể và công suất thiết kế đáp ứng nhu cầu phát triển trong phạm vi cấp nước tương lai.
Đến năm 2025, 100% người dân Thủ đô có nước sạch
Thực tế về hiệu quả cấp nước sạch ở Hà Nội đặt ra những câu hỏi về thu hút nguồn vốn đầu tư ở mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là tư nhân, có vai trò, trách nhiệm như thế nào trong hoạt động cung ứng dịch vụ nước sạch - một loại dịch vụ công thiết yếu.
Về thực hiện xã hội hóa phát triển mạng cấp nước đến nay đã có 29 dự án mạng được UBND TP. Hà Nội giao các nhà đầu tư thực hiện, 18 dự án đã hoàn thành và cơ bản hoàn thành nâng tỷ lệ người dân được tiếp cận nước sạch đáng kể.
Để hoàn thành mục tiêu 100% người dân được sử dụng nước sạch vào năm 2025, Hà Nội đã có những động thái mạnh như tổ chức các hội nghị xúc tiến đầu tư để kêu gọi các nhà đầu tư tham gia đầu tư các dự án nước sạch trên địa bàn Thành phố. Thành phố đã kêu gọi 23 nhà đầu tư nghiên cứu triển khai 40 dự án đầu tư nước sạch, trong đó có 11 dự án phát triển nguồn, 29 dự án phát triển mạng cấp nước. Đến nay một số dự án hoàn thành đã mang lại kết quả tốt.
Bên cạnh các chính sách chung của Chính phủ như: Hỗ trợ đầu tư các công trình ngoài hàng rào; chi phí giải phóng mặt bằng; ưu tiên nguồn tài chính cho các dự án cấp nước; ưu tiên hỗ trợ lãi suất sau đầu tư các dự án cấp nước sử dụng nguồn vốn vay thương mại...
Hà Nội cũng đã có nhiều quyết nghị cụ thể trong nội dung chi đầu tư phát triển của ngân sách cấp Thành phố vào "Đầu tư công trình cấp nước sinh hoạt" (Nghị quyết số 13/2016/NQ-HĐND ngày 5/12/2016). UBND Thành phố cũng ban hành nhiều quy định chính sách hỗ trợ đầu tư công trình cấp nước sạch như: Ưu đãi về đất đai, ưu đãi về thuế, ưu đãi trong huy động vốn, hỗ trợ về vốn.
Theo Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Nguyễn Thế Công, trong giai đoạn 2021- 2025, Hà Nội sẽ đầu tư xây dựng mới và cải tạo mạng lưới cấp nước truyền dẫn cấp I, II theo Điều chỉnh Quy hoạch cấp nước được duyệt, đồng thời triển khai mạng lưới cấp nước phân phối dịch vụ cấp III, IV đã được xác định trong các đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, dự án được duyệt đồng bộ với các dự án phát triển nguồn ưu tiên giai đoạn 2021-2025, bao gồm: Dự án xây dựng và cải tạo mạng lưới cấp nước cho các quận khu vực trung tâm thành phố Hà Nội: Xây dựng, phát triển mạng lưới cấp nước và thay thế các tuyến ống cũ có đường kính DN300-DN800, chiều dài khoảng 200-300km.
Dự án đầu tư xây dựng tuyến ống cấp nước DN800-DN1200 dọc Quốc lộ 70 từ Quốc lộ 32 đến Quốc lộ 1A với chiều dài khoảng 18km.
Dự án đầu tư xây dựng tuyến ống DN800-DN1000 dọc đường vành đai 3,5 với chiều dài khoảng 28km.
Dự án đầu tư xây dựng tuyến ống DN800 dọc đường vành đai 4 từ đường Tây Thăng Long đến Quốc lộ 6 với chiều dài khoảng 17km.
Dự án đầu tư xây dựng tuyến ống DN800-DN1000 dọc đường Quốc lộ 32 đảm bảo cấp nước từ Nhà máy nước mặt sông Hồng đến huyện Đan Phượng và Phúc Thọ, chiều dài khoảng 35km.
Dự án đầu tư xây dựng tuyến ống DN600 từ Ngô Gia Tự, Đoàn Khuê đến TTA Sài Đồng đi Huỳnh Tấn Phát, đường gom cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đến đường Đông Dư - Dương Xá, chiều dài khoảng 13km và DN800 dọc đường Đàm Quang Trung đảm bảo cấp nước cho khu vực Gia Lâm, Long Biên.
Dự án đầu tư xây dựng tuyến ống truyền tải dọc đường Quốc lộ 21B và đường trục phát triển kinh tế phía Nam, đường kính DN600-DN800, chiều dài khoảng 40km.
Xây dựng các tuyến ống kết nối qua sông Hồng, sông Đuống, có đường kính DN600-DN800, chiều dài khoảng 40km.
Xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo mạng lưới cấp nước hiện có đường kính ống DN200-DN800 với tổng chiều dài khoảng 700-900km.
Đầu tư xây dựng tuyến ống truyền dẫn DN800 chạy dọc tỉnh lộ 419 và đường Bắc Nam.
Hà Nội phấn đấu đến năm 2025, 100% người dân đô thị, nông thôn được sử dụng nước sạch.
Tập trung phát triển mạng phân phối, dịch vụ cấp nước mở rộng cho khu vực nông thôn
Theo Sở Xây dựng Hà Nội, thời gian tới, đơn vị này sẽ hoàn thành đầu tư mạng lước cấp nước phân phối, dịch vụ đảm bảo sẵn sàng đấu nối cấp nước cho người dân, tiếp tục tuyên truyền vận động người dân đấu nối dử dụng nước sạch đối với các dự án đã xây dựng trong năm 2017-2020 .
Tập trung hoàn thành các dự án đang triển khai thực hiện xây dựng (8 dự án): (với quy mô 182 xã, 349.353 hộ, 1.453.452 người):
Hoàn thành dự án Nối mạng, cấp nước 15 xã, thị trấn: Lại Yên, Song Phương, Tiền Yên, Đắc Sở, Đức Giang, Sơn Đồng, Vân Canh, Đức Thượng, Kim Chung, Di Trạch, Yên Sở, Minh Khai, Dương Liễu, Cát Quế và thị trấn Trạm Trôi, huyện Hoài Đức (quy mô 15 xã; 25.120 hộ; 100.480 người);
Hoàn thành mạng cấp nước thuộc Dự án cấp nước cho 28 đơn vị hành chính huyện Phú Xuyên và vùng phục cận (quy mô 28 xã, 53.750 hộ; 215.000 người);
Hoàn thành mạng cấp nước của 9 xã của huyện Đông Anh, và 5 xã của huyện Gia Lâm thuộc Dự án phát triển mạng lưới phân phối nước sạch cho các xã thuộc huyện Sóc Sơn (18 xã), Đông Anh (9 xã), Gia Lâm (5 xã), Hà Nội (quy mô 14 xã; 20.307hộ; 201.228 người).
Dự án đầu tư cấp nước sạch cho 12 xã Mê Linh (Phần mạng) quy mô: 12 xã, 30.000 hộ, 120.000 người.
Dự án đầu tư cấp nước sạch cho các xã thuộc huyện Thường Tín (26 xã), Mỹ Đức (20 xã), Ứng Hòa (27 xã), Thanh Oai (17 xã) với tổng quy mô: 90 xã, 162.000 hộ, 585.847 người.
Dự án đầu tư cấp nước sạch 8 xã huyện Chương Mỹ và khu vực lân cận (UBND TP chấp thuận chủ trương từ 2013) với quy mô 12 xã, 30.787 hộ, 123.148 người.
Dự án đầu tư cấp nước cho 03 xã (Bình Minh, Thanh Mai, Thanh Cao với quy mô 3 xã, 7.306 hộ, 29.224 người.
Dự án đầu tư cấp nước cho 8 xã của huyện Đan Phượng với quy mô 8 xã, 20.082 hộ, 78.525 người.
Hoàn thành phủ kín mạng cấp nước cho toàn bộ các xã còn lại trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2021-2025: Đến nay đã có trên 252/414 xã được tiếp cận nguồn nước sạch từ việc đầu tư xây dựng công trình cấp nước tập trung và xây dựng mạng cấp nước từ hệ thống cấp nước tập trung của TP.
Theo Sở Xây dựng Hà Nội, hiện nay, hệ thống cấp nước nông thôn hiện nay có khả năng cung cấp được cho khoảng 3.520.000 người, 880.135hộ (tương đương 80%) người dân nông thôn, số hộ ký hợp đồng sử dụng nước hiện nay là khoảng 2.993.522 người, 810.427 hộ (tương đương 67,6%). Còn 162 xã (1.436.777 người, 378,055 hộ) chưa được đầu tư hệ thống cấp nước tập trung, trong đó có 133 xã đã giao nhà đầu tư nhưng chưa thực hiện và 29 xã chưa có nhà đầu tư đề xuất dự án.
Ông Nguyễn Thế Công, Phó Giám đốc Sở xây dựng Hà Nội cho biết, để hoàn thành mục tiêu về nước sạch trên địa bàn Thành phố đến năm 2025 đạt tỷ lệ 100% người dân được sử dụng nước sạch, Sở Xây dựng Hà Nội sẽ tập trung đôn đốc, chỉ đạo các Nhà đầu tư triển khai hoàn thành các dự án ưu tiên trong năm 2021, phấn đấu nâng tỷ lệ người dân nông thôn được tiếp cận hệ thống nước sạch lên khoảng 85%.
"Chúng tôi sẽ tiếp tục lựa chọn các nhà đầu tư đủ năng lực triển khai các Dự án đầu tư phát triển mạng lưới cấp nước từ nguồn nước tập trung cho khu vực nông thôn đảm bảo người dân được tiếp cận, sử dụng nguồn nước sạch đạt 100% vào năm 2025”, ông Nguyễn Thế Công nhấn mạnh.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.
Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.
Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.
Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.