moitruongplus Sau loạt bài phản ánh của Môi trường và Đô thị điện tử về những sai phạm đất đai, chính quyền xã Bình Châu đã tiến hành giải tỏa những lều quán, nhà hàng xây dựng trái phép.
Theo Báo cáo của UBND xã Bình Châu, vừa qua, chính quyền địa phương đã thành lập nhiều đoàn công tác đến từng hộ gia đình động viên tháo dỡ những lều quán, nhà hàng xây dựng trái phép trên đất lấn chiếm ven biển. Hiện nay, một số bà con ở khu vực cảng Sa Kỳ, Ba Làng An và Châu Tân đã tự giác tháo dỡ lều quán, chặt cây xanh trồng trái phép.
"Tính đến thời điểm này, xã đã tháo dỡ 5 lều quán và chặt cây cối, giải phóng mặt bẳng thông thoáng, tạo điều kiện đi lại thuận lợi cho người dân và du khách ra, vào cảng Sa Kỳ. Nơi vùng ven biển Châu Tân, tổ công tác đã dỡ dọn 6 lều quán làm trái phép. Riêng khu vực di tích Ba Làng An, có 02 hộ dân đã tự giác tháo dỡ 02 nhà hàng, quán nước, trả lại mặt bằng ban đầu. Hiện còn 04 hộ là ông Nguyễn Hữu Phúc, Nguyễn Văn Thi, Nguyễn Văn Dưỡng và Tiêu Viết Bình đến giờ vẫn chưa thực hiện. UBND xã đang tiếp tục động viên tháo dỡ, nếu cố tình kéo dài thì sẽ thực hiện cưỡng chế theo quy định” – Chủ tịch xã Bình Châu Lê Văn Nguyên khẳng định.
Doanh nghiệp nuôi tôm trên đất đã hết thời hạn hợp đồng.
Như trước đó Môi trường và Đô thị điện tử đã thông tin, thời gian qua, tại khu vực vùng ven biển Châu Tân, ngoài việc người dân lấn chiếm đất ven biển làm lều quán, nhà hàng, thì có HTX còn sử dụng hàng chục ha đất trái phép cho doanh nghiệp nuôi tôm, gây mất an ninh, trật tự trên địa bàn.
Công văn chỉ đạo xử lý vụ việc của UBND huyện Bình Sơn.
Sau đó, ngày 12/7/2022, Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Sơn Ung Đình Hiền đã ký Công văn 1963/UBND-NNNT chỉ đạo UBND xã Bình Châu khẩn trương kiểm tra, làm rõ nội dung báo phản ánh và có biện pháp chấn chỉnh kịp thời.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.
Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.
Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.
Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.