moitruongplus Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá tại huyện Thái Thụy là dự án trọng điểm bảo đảm an toàn cho tàu thuyền đánh cá khi mùa mưa bão đến. Công trình đưa vào sử dụng từ năm 2017, nhưng đến nay không phát huy hiệu quả gây lãng phí nguồn ngân sách nhà nước.

Thông tin từ người dân xã Thái Thượng, huyện Thái Thụy (Thái Bình) cho biết, trên địa bàn xã đang tồn tại dự án khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá tại cửa sông Diêm Hộ (sau đây viết tắt là Dự án) đang có dấu hiệu bị bỏ hoang rất lãng phí; rác thải công nghiệp, sinh hoạt tràn ngập bờ kè, mặt sông gây ô nhiễm môi trường quanh khu vực.


Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá tại huyện Thái Thụy có dấu hiệu bị bỏ hoang, gây lãng phí.

Theo tìm hiểu của PV Môi trường và Đô thị Việt Nam, dự án trên nằm trong quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tháng 9/2011, đây là dự án trọng điểm bảo đảm an toàn cho tàu thuyền của ngư dân trong và ngoài tỉnh khi mùa mưa bão đến.

Tháng 9/2011, UBND tỉnh Thái Bình có văn bản giao UBND huyện Thái Thụy là chủ đầu tư dự án. Đến ngày 10/5/2012, UBND tỉnh ra Quyết định số 1000/QĐ-UBND phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình.

Tháng 12/2017, công trình được UBND tỉnh phê duyệt quyết toán hoàn thành dự án (giai đoạn 1) với tổng giá trị 107,969 tỷ đồng (trong đó ngân sách Trung ương hỗ trợ 80 tỷ đồng).

Mục tiêu xây dựng công trình nhằm phục vụ neo đậu tránh trú bão, bảo đảm an toàn trong thời gian mưa bão cho tàu thuyền trong và ngoài tỉnh; đáp ứng nhu cầu dịch vụ hậu cần cho tàu cá, tạo điều kiện cho ngư dân đánh bắt ven bờ, cải thiện điều kiện sản xuất, góp phần ổn định đời sống nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Khu neo đậu có thể tiếp nhận 104 tàu cá, công suất tối đa của tàu là 300CV đến tránh trú bão.


Rác thải công nghiệp, sinh hoạt tràn ngập bờ kè, mặt sông.

Thế nhưng, khi "mục sở thị” tại công trình hơn 100 tỷ từ nguồn ngân sách đã có dấu hiệu bỏ hoang, tại đây chỉ lác đác vài chiếc thuyền nhỏ neo đậu tại bến chính. Đa phần các trụ sắt neo buộc tàu thuyền đã bị hoen rỉ, thể hiện rõ tình trạng rất lâu không sử dụng, xung quanh bờ kè bị bèo, cỏ dại bủa vây; rác thải công nghiệp, sinh hoạt tràn ngập bờ kè, mặt sông,…

Ông V.V.T, ngư dân ở thị trấn Diêm Điền cho biết, khu neo đậu xã Thái Thượng có địa hình trống trải, không có rừng cây chắn gió bao quanh, tàu thuyền khi đi vào gặp sóng, gió rất nguy hiểm. Thật tiếc cho công trình trọng điểm được đầu tư lớn mà phát huy không hiệu quả, rất lãng phí tiền ngân sách Nhà nước. Đáng nói, khu vực này lại biến thành nơi rác thải các loại trôi dạt từ nhiều nơi về tồn đọng tại đây, gây ô nhiễm môi trường.

Nhiều người dân ở đây cho biết, họ không mặn mà với dự án này, một phần là do thói quen của ngư dân có tập quán neo đậu dọc sông Diêm Hộ, hay khu vực nhánh sông cửa cống Diêm Điền. Các khu vực này tương đối an toàn cho tàu bè, gần nhà người dân sinh sống, đi lại thuận tiện… nên ngư dân không muốn rời sang khu neo đậu mới.


Đa phần các trụ sắt neo buộc tàu thuyền đã bị hoen rỉ, bèo, rác thải bủa vây

Trả lời báo chí về hiện trạng trên, ông Phạm Đức Thiết ,Chủ tịch UBND xã Thái Thượng cho biết, điểm hạn chế lớn nhất là khu vực cửa sông Diêm Hộ dẫn vào khu neo đậu Thái Thượng là cửa bồi, nhiều năm nay không được khơi thông, nạo vét bảo đảm luồng lạch. Khi có mưa bão, nước dâng tàu thuyền có thể đi vào tránh trú, nhưng khi bão tan, nước rút, các phương tiện không ra được, rất dễ mắc cạn.

Cũng theo ông Thiết, thời gian qua đã có phương tiện bị đắm, nên ngư dân không dám đưa phương tiện vào tránh trú. Việc vận động, tuyên truyền của chính quyền địa phương không đem lại kết quả, bởi đối với ngư dân tàu thuyền là khối tài sản lớn, nếu xảy ra sự cố thì không ai chia sẻ và chịu trách nhiệm.

Để phát huy hiệu quả của dự án, tránh lãng phí hàng 100 tỷ đồng tiền ngân sách nhà nước, thiết nghĩ, chính quyền huyện Thái Thụy và các đơn vị chức năng liên quan của tỉnh Thái Bình cần sớm nghiên cứu, đưa ra các giải pháp thiết thực để tháo gỡ khó khăn, sớm khắc phục những hạn chế ở khu neo đậu này.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

trểt
rẻ
rewrew
fewef

Hà Nội: Yêu cầu khắc phục 30 công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy

Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.

Chủ tịch huyện Nhà Bè chỉ đạo di dời cơ sở tái chế phế liệu gây ô nhiễm

Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.

Hải Dương: Xã Thanh Hải mua thùng đựng rác 1 đằng sử dụng 1 nẻo (Bài 2)

Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.

Hỗ trợ cán bộ, công nhân vệ sinh môi trường Hải Phòng bị ảnh hưởng bão số 3

Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.

Sudan: Dịch tả hoành hành khiến 315 trường hợp tử vong

Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.

Quảng Ninh từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân sau bão

Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.