moitruongplus Việc đốn hạ, di dời cây xanh ở các quốc gia phát triển trên thế giới đều được quy định cụ thể và thực hiện dưới sự giám sát chặt chẽ của chính quyền địa phương.

Hiện nay thế giới đang đứng trước 5 cuộc khủng hoảng lớn đó là: Dân số, lương thực, năng lượng, tài nguyên và sinh thái. Năm cuộc khủng hoảng này đều liên quan chặt chẽ với môi trường và làm cho chất lượng cuộc sống của con người có nguy cơ bị suy giảm.

Quá trình phát triển đô thị quá nhanh sẽ làm mất cân bằng hệ sinh thái và tác động tiêu cực tới sự phát triển bền vững của đô thị. Trên thế giới đã đưa ra nhiều quan niệm khác nhau về tạo lập môi trường sinh thái , tuy nhiên ở bất cứ quan điểm nào thì cây xanh đô thị cũng là một thành phần rất quan trọng để tạo nên một môi trường sống tốt và sự tham gia của cộng đồng là yếu tố then chốt, là phương thức hiệu quả để quản lý và phát triển cây xanh đô thị.


Mê mẩn với những dãy núi đá sa thạch tại Khu bảo tồn cảnh quan thiên nhiên quốc gia Red Rock Canyon trên sa mạc Nevada (Mỹ).

Theo quy định tại một số quốc gia Bắc Mỹ, Canada thì cây xanh được cấp giấy phép để việc chăm sóc, do đó việc quản lý trở nên đơn giản và dễ dàng hơn.

Tại Vancouver, có 2 loại giấy phép được yêu cầu đối với các cây xanh trồng trong thành phố, một loại dành cho cây xanh trên đường phố, loại còn lại dành cho cây xanh do người dân trồng. Nếu không được cấp phép mà cứ tiến hành đốn hạ hay di dời sẽ bị xử phạt tiền. Đối với cây trồng tư nhân, cũng cần được cấp phép nếu người dân muốn thực hiện việc cắt tỉa trên diện rộng hoặc đốn hạ cây.

Những loại cây xanh và những đặc điểm tự nhiên của Vancouver giúp làm nên nét đặc trưng riêng của thành phố. Rừng trong đô thị là một phần không thể thiếu trong cấu trúc hạ tầng của thành phố, cũng quan trọng như các khu dân cư, công viên và hành lang bảo vệ suối.

Để duy trì rừng đô thị trong lành nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, thành phố đã thi hành Luật Bảo tồn Cây xanh. Bởi chỉ một lần cắt tỉa hay di dời cây xanh không đúng cách có thể ảnh hưởng đến cả vòng đời phát triển của cây, do đó cần phải bảo tồn cây đã trưởng thành, tránh việc đốn hạ hoặc di dời không cần thiết.

Lợi ích của việc chăm sóc cây trưởng thành lớn hơn so với tổng chi chăm sóc cây trong 30 năm. Mục tiêu của Chương trình Lâm nghiệp Đô thị của Vancouver là quản lý cây xanh một cách toàn diện, cung cấp lợi bình đẳng cho tất cả cư dân thành phố, đảm bảo rằng những áp lực về phát triển đô thị không bao gồm việc phải giảm số lượng cây xanh. Đối với tất cả những công việc liên quan đến cây xanh như trồng mới, tỉa cành lớn, di dời hay đốn... đều cần được cấp giấy phép thực hiện. Đồng thời cần phải thông qua một nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc cây đủ điều kiện (chứng nhận chuyên gia trồng cây ISA) nhằm đảm bảo việc chăm sóc thích hợp, giảm thiểu nhu cầu và chi phí bảo dưỡng trong tương lai.

Tại Pháp, những hàng cây trồng dọc các con đường đã trở thành một biểu tượng cho văn hóa, cuộc sống và du lịch của quốc gia châu Âu này. Vì vậy, tranh cãi nổ ra dữ dội năm 2015 khi chính phủ muốn đốn hạ hàng ngàn cây nhằm đảm bảo an toàn cho người đi đường.

Lo ngại của Chính phủ Pháp dựa trên thống kê khi đó cho thấy 10% tai nạn xe là do đâm trúng cây, và 36% số vụ tai nạn giao thông có người chết liên quan đến các chướng ngại như cây cối, xe đang đậu... Một số ý kiến còn cho rằng các cây này được trồng quá sát đường gây cản trở tầm nhìn.

Tuy nhiên, ý định đốn cây vấp phải sự phản đối kịch liệt và hàng ngàn người đã ký thỉnh nguyện đơn yêu cầu chính phủ bỏ kế hoạch này. Theo các nhóm vận động, không có bằng chứng cho thấy cây cối đe dọa đến an toàn giao thông như các vấn đề khác như rượu bia, tốc độ.

Ngược lại, nhóm này cho rằng cây cối giúp tài xế lái kiểm soát tốc độ bằng cách quan sát khoảng cách giữa các cây và lái chậm hơn, theo tờ The Local. Ngoài ra, những ý kiến phản đối cũng cho rằng những cây lâu năm này là môi trường sống quan trọng của nhiều loài chim, côn trùng.

Tại Philippines, để bảo vệ cây trước tình trạng gãy cành và bật gốc vì gió bão, báo Manila Times cho rằng Cơ quan phát triển metro Manila nên nghiên cứu để trồng cây đúng cách và cách chống đỡ để bảo vệ cây trước khi bão đến. Các tán cây quá lớn khiến cây dễ bị đổ gãy trong các cơn bão.

Báo Manila Times nhấn mạnh Philippines là một đất nước hứng nhiều cơn bão hằng năm nên cần chú trọng vào việc cắt tỉa cành cây và đảm bảo sức sống - tưới nước, bón phân và kiểm tra tình hình mục ruỗng - cho cây. Đây là những yếu tố then chốt để đảm bảo cây xanh có thể chống chọi với mật độ bão thường xuyên của nước này.

Ngoài ra, các nhóm môi trường cũng kêu gọi Chính phủ Philippines trồng lại các khu rừng ngập mặn trên khắp nước. Họ nói rằng những loài cây ven biển này là lá chắn hữu hiệu chống lại những cơn bão đổ bộ vào nước này, theo báo Phil Star.



Tại Singapore, các quy định về quản lý cây xanh cũng rất nghiêm ngặt. Việc quản lý cây xanh với nhiều thành phần khác nhau trong chiến lược quản lý toàn diện, bao gồm chăm sóc, bảo vệ cây, quy hoạch phát triển và trồng cây cũng như những biện pháp hỗ trợ cho việc quản lý cây xanh.


Hơn 50 năm phát triển đất nước, người Singapore chưa bao giờ vơi niềm cảm hứng trồng cây xanh. Ảnh IT

Singapore đã thông qua cách tiếp cận chủ động trong việc quản lý cây xanh và những nỗ lực để trở thành một "Phố trong vườn”. Theo tầm nhìn này, Singapore hướng tới mục tiêu phát triển và tăng cường trồng cây xanh để tạo ra một môi trường cây, hoa, công viên và đa dạng sinh học. Hội đồng Công viên Quốc gia (NParks) quản lý hơn 300 công viên, 4 khu bảo tồn thiên nhiên và cây xanh trên đường. Những cây trồng được chăm sóc bởi các chuyên gia đã được chứng nhận quốc tế. Theo chương trình quản lý của NParks, các cây trồng dọc theo đường chính hoặc khu vực có hoạt động giao thông cao được kiểm tra ít nhất 12 tháng/lần. Các chi tiết kiểm tra được ghi lại và nhập vào cơ sở dữ liệu.

Theo Luật về quản lý cây xanh, những cây xanh tiếp giáp với đường bộ, đường sắt, hệ thống giao thông nhanh có thể gây cản trở giao thông, gây nguy hiểm cho tính mạng và tài sản của công và tư nhân, Phó Giám đốc điều hành của NParks sẽ đưa ra một thông báo yêu cầu thực thi các biện pháp phù hợp bao gồm việc đốn hạ hay di dời cây xanh.


Ảnh minh họa

Tại Nhật Bản cũng có những biện pháp quản lý cây xanh từ nhiều năm trước và đã đem lại những hiệu quả tích cực. Tokyo đã từng là một khu vực rộng lớn với không gian bờ sông và cây xanh được trồng từ thời Edo. Tuy nhiên, với sự phát triển đô thị hóa, sông hồ và cây xanh cũng dần biến mất. Chính quyền thành phố Tokyo đã tiến hành các biện pháp khác nhau để trồng mới và duy trì màu xanh trên khắp thành phố. Kế hoạch "Tokyo xanh” đã được xây dựng vào cuối năm 2006 nhằm tái sinh cây xanh ở thành phố này.

tm-img-alt
Ảnh minh họa
Cục Xây dựng thuộc chính quyền thành phố Tokyo có vai trò quản lý các công viên và cây xanh bên đường, đã xây dựng và ban hành Quy chế Quản lý cây xanh ở Tokyo vào năm 1954 để hướng dẫn công tác quản lý cây xanh. Theo quy định, việc chăm sóc, phòng chống côn trùng và cắt tỉa phải được tiến hành thường xuyên, những cây bị chết hoặc hư hỏng cần được loại bỏ càng sớm càng tốt.

Pháp lệnh về Quản lý cây xanh ở Tokyo đã cung cấp cơ sở pháp lý cho các chiến lược quản lý cụ thể. Nội dung Pháp lệnh phân định rõ trách nhiệm của các bên liên quan trong việc quản lý cây xanh đảm bảo sự thích hợp và hiệu quả trên cả khu vực sở hữu công và sở hữu tư nhân./.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

trểt
rẻ
rewrew
fewef

Hà Nội: Yêu cầu khắc phục 30 công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy

Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.

Chủ tịch huyện Nhà Bè chỉ đạo di dời cơ sở tái chế phế liệu gây ô nhiễm

Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.

Hải Dương: Xã Thanh Hải mua thùng đựng rác 1 đằng sử dụng 1 nẻo (Bài 2)

Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.

Hỗ trợ cán bộ, công nhân vệ sinh môi trường Hải Phòng bị ảnh hưởng bão số 3

Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.

Sudan: Dịch tả hoành hành khiến 315 trường hợp tử vong

Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.

Quảng Ninh từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân sau bão

Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.