moitruongplus Liên quan đến hàng loạt sai phạm tại công ty TNHH Mậu dịch Quốc doanh Cừa, đương kim chủ tịch UBND xã Nghĩa Hoàn và nguyên địa chính xã này đã bị kỷ luật. Tuy nhiên dư luận cho rằng, hình thức kỷ luật còn "dơ cao đánh khẽ”?

Chủ tịch xã và địa chính "dính” nhiều sai phạm

Sau khi Môi trường và Đô thị Việt Nam đăng tải bài viết: "Nghệ An: Vi phạm quản lý đất đai nhưng Chủ tịch xã Nghĩa Hoàn vẫn chưa bị xử lý ?” thì ngay sau đó, UBND huyện Tân Kỳ đã ban hành quyết định thi hành kỷ luật đối với ông Nguyễn Đình Hưng – đương kim Chủ tịch UBND xã Nghĩa Hoàn và ông Ứng Hồng Phong, nguyên cán bộ địa chính môi trường xã này (nay đã chuyển công tác sang xã Nghĩa Thái).

Như chúng tôi đã thông tin, bà Nguyễn Thị Sâm (ngụ khối 5, thị trấn Tân Kỳ, huyện Tân Kỳ) sử dụng lâu nay gần 3000m2 đất tại xóm Thắm, xã Nghĩa Hoàn, huyện Tân Kỳ. Tuy nhiên khoảng thời gian cuối năm 2020 đầu 2021, đất của bà đã bị Công ty TNHH Mậu dịch Quốc doanh Cừa (gọi tắt là Cty Cừa) lấn chiếm trái phép, biến thành nơi tập kết vật liệu cho nhà máy gạch ngói.

 Trong quá trình khiếu nại, đấu tranh đòi lại đất của mình, bà Sâm đã phát hiện ra một "hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất” trái pháp luật, giả mạo được lập ngày 30/4/2015 nhằm chiếm đoạt đất đai của gia đình bà.

 Cụ thể, hợp đồng có nội dung: Ông Hoàng Ngọc Nam (con trai bà Sâm) và bà Vũ Thị Hạnh Nga (con dâu bà Sâm) chuyển nhượng toàn bộ diện tích đất sử dụng sản xuất gạch ngói (2.500m2) và tài sản trên đất gồm 9.117,4m3 đất nguyên liệu, 1 lò nung với tổng giá trị 1.397.046.250 đồng cho ông Hoàng Ngọc Bính (lúc này ông Bính đang làm giám đốc nhà máy Cừa chưa chuyển qua bà Ngô Thị Hòa). Hình thức thanh toán 1 lần bằng tiền mặt.

Hợp đồng chuyển nhượng được lập thành 3 bản, có chữ ký, dấu xác nhận của chính quyền địa phương. Lúc này ông Nguyễn Đình Hưng đang là Phó chủ tịch xã và ông Ứng Hồng Phong là cán bộ địa chính. Mặc dù hình thức chuyển nhượng là trái quy định pháp luật (2 thửa đất số 154 và số 187 tờ bản đồ số 15, xã Nghĩa Hoàn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng) nhưng ông Ứng Hồng Phong vẫn tham mưu để ông Nguyễn Đình Hưng ký xác nhận vào hợp đồng chuyển nhượng.


Các sai phạm tại nhà máy gạch ngói Cừa đến nay vẫn chưa được xử lý dứt điểm, trong khi thời hạn UBND tỉnh Nghệ An giao cho Chủ tịch UBND huyện Tân Kỳ sắp hết.

Sau nhiều tháng trời gửi đơn thư khiếu nại, tố cáo quyết liệt lên các cơ quan chức năng tỉnh Nghệ An, tháng 6/2021 UBND huyện Tân Kỳ đã thành lập đoàn thanh tra liên ngành, trong đó có việc Cty Cừa lấn chiếm đất của gia đình bà Nguyễn Thị Sâm. Tuy nhiên phải đến 5 tháng sau, UBND huyện Tân Kỳ mới có Thông báo kết luận kiểm tra chấp hành pháp luật trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng và đất đai đối với dự án Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng do Cty Cừa làm chủ đầu tư.

Tại Thông báo kết luận số 193 ngày 22/11/2021, Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Kỳ Nguyễn Văn Hoa cho biết: "UBND xã Nghĩa Hoàn chịu trách nhiệm trong công tác quản lý nhà nước về đầu tư, đất đai, xây dựng của doanh nghiệp do không kiểm tra, phát hiện vi phạm trên địa bàn quản lý, để xảy ra vi phạm trong thời gian dài mà không có báo cáo với cơ quan ban ngành cấp trên”.

Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Kỳ tiếp tục nhấn mạnh: "Đặc biệt, UBND xã Nghĩa Hoàn chịu trách nhiệm chính trong việc xác nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất trái với quy định của pháp luật, là nguyên nhân chính phát sinh đơn thư khiếu kiện trên địa bàn”.

Như vậy, UBND xã Nghĩa Hoàn mà đứng đầu là Chủ tịch xã Nguyễn Đình Hưng thiếu kiểm tra, giám sát trong nhiều năm qua. Khi công dân có đơn thư khiếu nại, tố cáo thì chỉ dừng ở "lập biên bản làm việc” chứ không có bất kỳ một động thái nào về việc lập biên bản vi phạm hay ra quyết định xử phạt cho dù sai phạm đó diễn ra từ năm 2017 cho đến nay. Ngoài ra vị chủ tịch này cũng "im lặng” không có bất cứ một báo cáo nào lên cơ quan chức năng cấp trên. Đặc biệt việc xác nhận vào "hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất” trái quy định, hợp đồng có dấu hiệu giả mạo gây thiệt hại, bức xúc, đơn thư khiếu kiện kéo dài nhiều năm qua.

Ngày 22/11/2021, UBND huyện Tân Kỳ ban hành Quyết định số 6451 xử phạt công ty TNHH Mậu dịch Quốc doanh Cừa, có địa chỉ tại xóm Thắm, xã Nghĩa Hoàn do bà Ngô Thị Hoà làm CT HĐQT, đã thực hiện các hành vi vi phạm hành chính: Lấn, chiếm đất tại khu vực nông thôn thuộc xóm Thắm, xã Nghĩa Hoàn để tập kết nguyên liệu sản xuất gạch ngói, tổng diện tích vi phạm 3.500m2, thời điểm vi phạm năm 2017.


Quyết định xử phạt Cty TNHH Mậu dịch Quốc doanh Cừa số tiền hơn 60 triệu đồng.

Cụ thể lấn, chiếm 3.050m2 đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ do bà Nguyễn Thị Sâm quản lý, vi phạm quy định tại Điểm c, Khoản 2, Điều 14 của Nghị định 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai.

Lấn, chiếm 450m2 đất phi nông nghiệp (đất khe suối do UBND xã Nghĩa Hoàn quản lý) vi phạm quy định tại Điểm a, Khoản 4, Điều 14 ủa Nghị định 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai.

Cty Cừa bị áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả như sau: phạt tiền 20 triệu đồng hành vi lấn chiếm 3.050m2 đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ; phạt tiền 20 triệu đồng đối với hành vi chiếm 450m2 đất phi nông nghiệp (đất khe suối do UBND xã Nghĩa Hoàn quản lý). Tổng số tiền phạt là 40 triệu đồng.

Các biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do hành vi vi phạm gây ra (số lợi bất hợp pháp được xác định theo quy định tại Khoản 2, Điều 7, Nghị định 91 ngày 19/11/2019 của Chính Phủ). Tổng số tiền là 20.625.000 đồng. Buộc Cty TNHH Mậu dịch Quốc doanh Cừa khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm, buộc trả lại đất đã lấn chiếm.

Kỷ luật kiểu "giơ cao đánh khẽ”?

Với các sai phạm của UBND xã Nghĩa Hoàn, mà trực tiếp là Chủ tịch UBND xã Nguyễn Đình Hưng, tại Thông báo kết luận thanh tra, UBND huyện Tân Kỳ giao phòng Nội vụ: "Tham mưu UBND huyện hướng dẫn kiểm điểm tập thể, cá nhân đối với UBND xã Nghĩa Hoàn, ông Nguyễn Đình Hưng- Chủ tịch UBND xã, ông Ứng Hồng Phong – nguyên cán bộ địa chính xã Nghĩa Hoàn và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong công tác quản lý, để Cty TNHH MDQD Cừa sử dụng đất lấn chiếm tại thửa đất số 154, 187 tờ bản đồ số 15 và xác nhận Hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ ngày 30/4/2015 trái quy định của pháp luật”.


Dư luận cho rằng, với các sai phạm nghiêm trọng, kéo dài, cố tình bao che, không xử lý vi phạm của chủ tịch UBND xã Nghĩa Hoàn Nguyễn Đình Hưng thì hình thức kỷ luật Khiển trách là quá nhẹ?

Thông báo kết luận Thanh tra, Quyết định xử phạt rõ ràng là thế nhưng nhiều tháng trôi qua sau đó, hậu quả trong việc lấn chiếm 3.500m2 đất trái phép của Cty Cừa vẫn không được khắc phục. Cty Cừa vẫn bất chấp pháp luật, tiếp tục lấn chiếm đất đai trong sự "im lặng” khó hiểu của UBND xã Nghĩa Hoàn, UBND huyện Tân Kỳ và ông Nguyễn Văn Hoa PCT UBND huyện- người ban hành kết luận Thanh tra.

Đặc biệt là ông Nguyễn Đình Hưng, Chủ tịch UBND xã, ông Ứng Hồng Phong, nguyên cán bộ địa chính xã Nghĩa Hoàn vẫn chưa bị một hình thức kỷ luật nào. Dư luận đặt câu hỏi phải chăng UBND huyện Tân Kỳ ban hành thông báo kết luận thanh tra cho có ?

Ngày 08/06/2022, Môi trường và Đô thị tiếp tục có bài viết "Nghệ An: Vi phạm quản lý đất đai nhưng Chủ tịch xã Nghĩa Hoàn vẫn chưa bị xử lý ?” thì ngay sau đó, UBND huyện Tân Kỳ đã ban hành Quyết định kỷ luật đối với ông Nguyễn Đình Hưng và ông Ứng Hồng Phong.

Tại Quyết định số 3381 ngày 28/6/2022 của UBND huyện Tân Kỳ thể hiện: ông Nguyễn Đình Hưng – Chủ tịch UBND xã Nghĩa Hoàn bị kỷ luật bằng hình thức Khiển trách. Khuyết điểm, sai phạm: Thiếu trách nhiệm trong công tác quản lý nhà nước dẫn đến xảy ra sai phạm tại Công ty TNHH Mậu dịch Quốc doanh Cừa diễn ra trong thời gian dài, đến nay vẫn chưa được xử lý dứt điểm. Thời gian thi hành kỷ luật đối với ông Nguyễn Đình Hưng tính đủ 12 tháng kể từ ngày Quyết định thì hành kỷ luật có hiệu lực. Ông Ứng Hồng Phong, nguyên cán bộ địa chính xã Nghĩa Hoàn (nay đã chuyển công tác sang xã Nghĩa Thái) cũng bị kỷ luật bằng hình thức Khiển trách.


Ông Hoàng Nghĩa Hiếu - Uỷ viên ban Thường vụ Tỉnh uỷ - Phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An giao Chủ tịch UBND huyện Tân Kỳ thực hiện nghiêm túc các nội dung tại văn bản số 3452. Kết quả thực hiện báo cáo UBND tỉnh trước ngày 30/7/2022.

Dư luận cho rằng, với các sai phạm nghiêm trọng, kéo dài của chủ tịch UBND xã Nghĩa Hoàn và nguyên cán bộ địa chính xã, thì hình thức kỷ luật Khiển trách là quá nhẹ? Phải chăng UBND huyện Tân Kỳ đang "giơ cao đánh khẽ” trong việc xử lý cán bộ thuộc cấp của mình? 

Mới đây, trao đổi trực tiếp với PV Môi trường và Đô thị về việc xử lý, khắc phục hậu quả sai phạm tại nhà máy gạch ngói Cừa, ông Hoàng Nghĩa Hiếu - Uỷ viên ban Thường vụ Tỉnh uỷ - Phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An cho hay: Mong báo chí tiếp tục theo dõi sát sao vụ việc, nếu có tình trạng không khắc phục, hoặc khắc phục nửa vời thì tiếp tục phản ánh để tỉnh đôn đốc, chỉ đạo xử lý nghiêm.

Trước đó, vào ngày 28/6/2022, ông Hoàng Nghĩa Hiếu đã có công văn số 4728 gửi Giám đốc Sở TN&MT, Chủ tịch UBND huyện Tân Kỳ về việc giải quyết đơn của bà Nguyễn Thị Sâm. Trong đó "Giao Chủ tịch UBND huyện Tân Kỳ thực hiện nghiêm túc các nội dung đã được Sở TN&MT kiểm tra, xác minh có kiến nghị hướng xử lý tại văn bản số 3452. Kết quả thực hiện báo cáo UBND tỉnh, Sở TN&MT trước ngày 30/7/2022”./.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

trểt
rẻ
rewrew
fewef

Hà Nội: Yêu cầu khắc phục 30 công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy

Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.

Chủ tịch huyện Nhà Bè chỉ đạo di dời cơ sở tái chế phế liệu gây ô nhiễm

Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.

Hải Dương: Xã Thanh Hải mua thùng đựng rác 1 đằng sử dụng 1 nẻo (Bài 2)

Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.

Hỗ trợ cán bộ, công nhân vệ sinh môi trường Hải Phòng bị ảnh hưởng bão số 3

Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.

Sudan: Dịch tả hoành hành khiến 315 trường hợp tử vong

Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.

Quảng Ninh từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân sau bão

Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.