moitruongplus Ngày 21/7, Sở VH,TT&DL tỉnh Bình Dương phối hợp với UBND TP Thủ Dầu Một tổ chức công bố "Lễ hội Kỳ yên đình Tân An" ra đời cách đây 200 năm được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ công bố di sản phi vật thể quốc gia "Lễ hội Kỳ yên Đình Tân An”. Nguồn: internet
Sáng 21/7, tại đình Tân An (khu phố 1, phường Tân An, TP.Thủ Dầu Một), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) tỉnh Bình Dương phối hợp với UBND TP.Thủ Dầu Một đã tổ chức lễ công bố danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia "Lễ hội Kỳ yên đình Tân An”.
Đình Tân An được thành lập vào năm 1820. Năm 2014, đình Tân An đã được Bộ VH,TT&DL công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia. Ngày 12/1/2022, "Lễ hội Kỳ yên đình Tân An” tiếp tục được Bộ VH,TT&DL đưa vào danh mục DSVH phi vật thể quốc gia. Đây là sự ghi nhận và trân trọng của Nhà nước đối với lễ hội này, đồng thời khẳng định những giá trị DSVH vật thể và phi vật thể của đình Tân An rất có giá trị, thể hiện bản sắc văn hóa của địa phương, phản ánh sự đa dạng văn hóa, sáng tạo của con người và được kế tục qua nhiều thế hệ.
Nghi thức rước sắc Thần - một nghi thức quan trọng trong "Lễ hội Kỳ yên đình Tân An” . Nguồn: baobinhduong
Hàng năm, "Lễ hội Kỳ yên đình Tân An” được tổ chức vào tháng 11 âm lịch. Đây là dịp để người dân địa phương bày tỏ sự tri ân đến các bậc tiền nhân, thể hiện đạo lý "Uống nước nhớ nguồn”, "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của người dân Việt Nam; thể hiện nét sinh hoạt văn hóa đặc trưng của cư dân gốc nông nghiệp, cầu cho mưa thuận gió hòa, đất đai tươi tốt, mùa màng bội thu.
"Lễ hội kỳ yên đình Tân An" được duy trì nhằm tưởng nhớ bậc tiền bối đã có công khai phá lập nên xóm làng, những vị có công với đất nước trong việc mở mang bờ cõi và cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa. Thông qua lễ hội, người dân địa phương thể hiện tinh thần đoàn kết, trách nhiệm trong công tác chung của làng xã. Trải qua hơn 200 năm hình thành và phát triển, với bao thăng trầm lịch sử, các nghi lễ cúng tại đình Tân An được người dân địa phương duy trì đúng tục lệ xưa.
Đình Tân An được xây dựng trên vùng đất Bình Dương mang đậm phong cách kiến trúc, mỹ thuật của một ngôi đình Nam Bộ xưa, còn bảo tồn được phần lớn nếp sinh hoạt văn hóa và nghi thức thờ cúng truyền thống của đình làng Việt Nam. Đình Tân An có phong cách kiến trúc độc đáo. Đình là di tích lịch sử - văn hóa, nơi còn lưu giữ được Sắc phong của vua Tự Đức. Trong những năm kháng chiến chống giặc ngoại xâm, đình Tân An là nơi diễn ra nhiều hoạt động cách mạng của địa phương.
Phát biểu tại lễ công bố, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Lộc Hà đã biểu dương tinh thần sáng tạo, gìn giữ, bồi đắp và lưu truyền các giá trị DSVH ở đình Tân An qua nhiều thế hệ. Ông đánh giá cao nỗ lực của Sở VH,TT&DL trong việc lập hồ sơ khoa học đưa "Lễ hội Kỳ yên Đình Tân An” vào danh mục DSVH phi vật thể quốc gia.
Như vậy, tính đến nay, tỉnh Bình Dương có 4 Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia gồm"Nghề sơn mài Tương Bình Hiệp," "Nghề gốm Bình Dương," "Võ lâm Tân Khánh Bà Trà" và "Lễ hội Kỳ yên đình Tân An."
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.
Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.
Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.
Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.