moitruongplus Những năm qua, cùng với phát triển sản xuất, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, giữ gìn an ninh trật tự… huyện Đại Từ đã tập trung đưa ra các giải pháp cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường nông thôn.


Bà con tập trung thực hiện vệ sinh môi trường ở các cụm dân cư. Ảnh minh họa

Đại diện UBND xã La Bằng, cho biết: Trước đây, trên các cánh đồng của xã có rất nhiều bao bì thuốc bảo vệ thực vật đã qua sử dụng vứt ngổn ngang. Những bao bì này bị vứt tại bờ ruộng, dưới mương nước hay trên đồi chè, rất khó phân hủy và gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Tuy nhiên, những năm gần đây, nông dân đã thay đổi cách thức canh tác, ít sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP được áp dụng trên phần lớn diện tích cây trồng, nhất là cây chè, nên lượng bao bì thuốc bảo vệ thực vật cũng giảm đi. Thêm vào đó, mỗi xóm đều xây dựng 10-15 bể bê tông có nắp đậy kín để người dân vứt bao bì thuốc bảo vệ thực vật. Sau mỗi mùa vụ, xe chuyên dụng sẽ đến thu gom và chuyển đi tiêu hủy.

Không chỉ ở La Bằng, hiện nay, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Đại Từ đã xây dựng hàng chục nghìn bể chứa thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật trên các cánh đồng, để hạn chế thuốc bảo vệ thực vật dư thừa phát tán ra môi trường. Điều này cho thấy, thói quen canh tác và xử lý môi trường trong sản xuất của người dân đã dần thay đổi tích cực.

Để có sự thay đổi thói quen trong sản xuất và bảo vệ môi trường ở từng xóm, xã như hiện nay, huyện Đại Từ đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về môi trường đến người dân qua nhiều hình thức phong phú. Cùng với đó, huyện tăng cường công tác quản lý về môi trường, trọng tâm là xử lý chất thải; tăng cường các biện pháp phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm các nguồn thải từ các hoạt động sản xuất, giảm thiểu ô nhiễm không khí và nguồn nước mặt.

Để duy trì nề nếp bảo vệ môi trường, huyện Đại Từ đã xây dựng các mô hình tự quản về bảo vệ môi trường tại các khu dân cư và vùng sản xuất. Điển hình như: Tổ tự quản "Cộng đồng tôn giáo và dân cư tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu" xóm Thắng Lợi, xã Yên Lãng, thành lập từ năm 2017. Ban đầu, Tổ chỉ có 65/116 hộ tham gia. Dần dần, qua tuyên truyền vận động, đến nay đã có 110 hộ/116 hộ tham gia (bằng 95% tổng số hộ trong xóm), chỉ còn 6 hộ chưa tham gia do nhà ở quá xa tuyến đường vận chuyển của xe thu gom rác.

Người dân xóm Thắng Lợi, chia sẻ: Trước đây, xóm chưa quy định nơi đổ rác, người dân tiện đâu vứt đó nên rất mất vệ sinh. Giờ thì rác thải đã được phân loại và để đúng nơi quy định. Thêm vào đó, người dân đã thay đổi phương thức chăm sóc cây trồng, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhằm bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân và môi trường sống.

Ngoài việc đổ rác đúng nơi quy định, vào ngày mùng 5 hằng tháng, bà con xóm Thắng Lợi còn tập trung thực hiện vệ sinh môi trường ở các cụm dân cư, khuôn viên nhà văn hóa... Nhờ đó, đường làng, ngõ xóm luôn được giữ sạch sẽ, không còn hiện tượng vứt rác bừa bãi ở những ngõ vắng, ao hồ, khe suối... như trước. Bên cạnh đó, Tổ tự quản phối hợp với Ban công tác Mặt trận, Trưởng xóm vận động 100% hộ chăn nuôi lợn, trâu, bò xây dựng hầm biogas để hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường.

Với những nỗ lực trong việc bảo vệ môi trường, đến nay, toàn huyện Đại Từ có trên 80% xã đạt tiêu chí về môi trường trong xây dựng nông thôn mới; 30/30 xã thực hiện tốt việc thu gom rác thải sinh hoạt tại khu vực trung tâm; số rác thải thu gom đạt trên 60 tấn/ngày; số hộ dân được thu gom rác thải sinh hoạt tại khu vực nông thôn là trên 14.000 hộ ở 200 xóm…

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

trểt
rẻ
rewrew
fewef

Hà Nội: Yêu cầu khắc phục 30 công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy

Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.

Chủ tịch huyện Nhà Bè chỉ đạo di dời cơ sở tái chế phế liệu gây ô nhiễm

Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.

Hải Dương: Xã Thanh Hải mua thùng đựng rác 1 đằng sử dụng 1 nẻo (Bài 2)

Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.

Hỗ trợ cán bộ, công nhân vệ sinh môi trường Hải Phòng bị ảnh hưởng bão số 3

Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.

Sudan: Dịch tả hoành hành khiến 315 trường hợp tử vong

Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.

Quảng Ninh từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân sau bão

Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.