moitruongplus Các đợt nóng kinh hoàng đang diễn ra trên khắp thế giới. Bảo vệ sức khỏe trong thời điểm này là điều rất cần được chú trọng.

 
Một trong những đợt nắng nóng gay gắt nhất trong hơn 200 năm qua đang diễn ra khắp châu Âu với nhiệt độ ngang ngửa với nhiệt độ ở Thung lũng Chết - một trong những nơi nóng nhất trên Trái đất.

Theo AccuWeather, sự kiện thời tiết khắc nghiệt kéo dài có thể gây chết người trên khắp lục địa.

Cái nóng đã "đốt cháy" Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha với nhiệt độ thường xuyên lên tới 38 độ C kể từ ngày 8/7. Sevilla, Tây Ban Nha, là một trong những điểm nóng nhất với nhiệt độ đo được tăng vọt ở ngưỡng trên 41 độ C trong 9 ngày liên tiếp.

Nhiệt độ 47 độ C đã được ghi nhận ở Pinhão, Bồ Đào Nha, vào ngày 14/7. Nếu được xác nhận, đây có thể là nhiệt độ cao nhất từng được ghi nhận ở nước này trong tháng 7. Kỷ lục tháng 7 hiện tại của Bồ Đào Nha là 46,5 độ C, được thiết lập ở Amareleja vào năm 1995.



Hôm 15/7, tờ La Vanguardia của Tây Ban Nha đưa tin cho biết đã có hơn 360 trường hợp tử vong liên quan đến đợt nắng nóng ở nước này trong 1 tuần. Trong số đó, khu dân cư Madrid báo cáo có 22 trường hợp tử vong.

Khi những đợt nắng nóng khắc nghiệt đang tấn công khắp các nước trên thế giới, bao gồm cả Mỹ và Trung Quốc, tờ Business Insider đã đăng tải một số cách giảm nhiệt khoa học và ít tốn kém. Dưới đây là những lời khuyên của họ:

Cho tay hoặc chân vào nước mát

Ở nhiệt độ cao khắc nghiệt, các mạch máu gần da sẽ giãn hơn. Máu mang nhiệt từ bên trong cơ thể ra ngoài bề mặt da, tại đây cơ thể sẽ làm mát thông qua mồ hôi bay hơi.

Để cơ thể mát hơn, mọi người có thể tập trung làm mát tại các bộ phận của cơ thể có nhiều mạch máu như: bàn tay, cổ tay, bàn chân, mắt cá chân và nách.

George Havenith, Giáo sư Sinh lý Môi trường và Công thái học của Đại học Loughborough, khuyên mọi người nên đặt miếng làm mát trên những vùng đó của cơ thể hoặc ngâm chúng trong nước.

Nếu có thể, bơi hoặc tắm nước mát cũng rất hiệu quả. Mọi người cũng có thể xịt nước lên da hoặc làm ướt áo của mình, ông Havenith nói. Việc này làm mát da tương tự như đổ mồ hôi nhưng không làm cơ thể mất nước.

Ăn các bữa ăn nhẹ

Ăn các bữa ăn nhẹ hơn như salad là một lời khuyên phổ biến dựa trên nền tảng khoa học.

Điều này là do thức ăn nhẹ cần ít năng lượng hơn để tiêu hóa và tạo ra ít nhiệt bên trong cơ thể hơn. Owen Jeffries, giảng viên môn Sinh lý học Thể dục và Thể thao của Đại học Newcastle cho biết: "Thực phẩm phức tạp hơn sẽ tạo ra nhiều nhiệt hơn trong cơ thể khi chúng bị phân hủy".

Tuy nhiên, giáo sư Jeffries cảnh báo rằng thời tiết nóng có thể làm giảm sự thèm ăn của con người, vì vậy điều quan trọng là phải đảm bảo ăn đủ chất.

Cẩn thận khi dùng quạt điện lúc thời tiết quá nóng

Quạt giúp hạ nhiệt bằng cách giúp mồ hôi bay hơi nhanh hơn. Nó có thể hiệu quả như điều hòa không khí và rẻ hơn rất nhiều.

Giáo sư Jeffries nói: "Việc sử dụng quạt điện ở nhiệt độ ở ngưỡng 35 độ C là hoàn toàn an toàn - và thích hợp hơn so với điều hòa nhiệt độ. Đặt một bát nước đá trước quạt có thể làm không khí mát mẻ hơn".



Tuy nhiên, khi nhiệt độ lên trên hơn 35 độ C, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo không nên sử dụng quạt. Trong điều kiện nhiệt độ khô, mồ hôi sẽ bay hơi ở mức tối đa. Ở mức nhiệt này, quạt chỉ có thể thổi thêm không khí nóng vào cơ thể người.

Còn trong môi trường độ ẩm cao, không khí có quá nhiều độ ẩm khiến mồ hôi không thể bay hơi, điều này có thể khiến cho quạt hoạt động kém hiệu quả.

Sữa có thể bù nước khá tốt

Havenith và Jeffries đã chỉ ra một nghiên cứu năm 2016 so sánh về tác dụng bù nước của một số loại đồ uống. Nghiên cứu này kết luận rằng đồ uống thể thao, nước có ga và Coca cola không bù nước tốt hơn nước lọc.

Tuy nhiên, sữa tách béo, sữa nguyên kem và nước cam ép có thể bù nước cho cơ thể tốt hơn một chút.

Mặt hạn chế của đồ uống thể thao là chúng chứa "một lượng lớn đường", Jeffries nói. Nếu không tập thể dục để tiêu hao năng lượng, lượng đường này sẽ không được sử dụng và sẽ chuyển hóa thành chất béo.

Cà phê có khả năng bù nước tốt một cách đáng ngạc nhiên với số lượng nhỏ (mặc dù kém hơn nước một chút). Nước lọc vẫn là lựa chọn tối ưu và rẻ nhất.

Nên uống trước khi cảm thấy khát

Havenith cho biết mọi người bắt đầu khát nước sau khi mất 2% lượng chất lỏng trong cơ thể. Tốt hơn là nên uống trước khi điều đó xảy ra.

Mọi người có thể kiểm tra nước tiểu để biết mình có bị mất nước hay không. Ông nói: "Nếu nước tiểu sậm màu hơn, đó là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy bạn đang uống không đủ nước".



Jeffries nói: "Tốt nhất là nên uống một ngụm nước vài lần một ngày hơn là uống một lượng lớn mỗi lần, bởi vì lượng nước hấp thụ lớn có khả năng đi đến bàng quang và nhanh chóng rời khỏi cơ thể".

Ngoài ra, hãy đảm bảo rằng không uống quá nhiều bởi điều đó cũng có thể gây nguy hiểm cho cơ thể.

Đồ uống rất lạnh có tác dụng nhưng cũng có thể khiến cơ thể bị ốm

Theo Jeffries, các nghiên cứu cho thấy đồ uống như đá bào có thể hạ nhiệt cơ thể. Nhưng chúng có thể phản tác dụng nếu cơ thể phản ứng không tốt với sự thay đổi đột ngột.

"Nếu bạn uống nước lạnh, bạn phải luôn đảm bảo rằng dạ dày của bạn và ruột của bạn không bị rối loạn". Havenith nói: "Nếu điều đó xảy ra, bạn có thể bị tiêu chảy, nôn mửa, bạn sẽ mất rất nhiều chất điện giải."

Cẩn thận khi tập thể dục

Trong thời tiết nóng, nên tránh tập thể dục quá sức, trừ khi cơ thể đã được tập luyện đặc biệt để chống chọi với cái nóng.

Điều đáng lưu ý là những người tập thể dục thường xuyên có thể có nguy cơ kiệt sức vì nhiệt cao hơn vì họ quá tự tin vào khả năng vượt qua giới hạn của bản thân, Havenith nói.

"Thông thường, những người khỏe mạnh sẽ tập thể dục hăng hái hơn. Và đó là lý do tại sao những người này lại có nguy cơ gặp rắc rối về sức khỏe khi trời nóng".

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

trểt
rẻ
rewrew
fewef

Hà Nội: Yêu cầu khắc phục 30 công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy

Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.

Chủ tịch huyện Nhà Bè chỉ đạo di dời cơ sở tái chế phế liệu gây ô nhiễm

Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.

Hải Dương: Xã Thanh Hải mua thùng đựng rác 1 đằng sử dụng 1 nẻo (Bài 2)

Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.

Hỗ trợ cán bộ, công nhân vệ sinh môi trường Hải Phòng bị ảnh hưởng bão số 3

Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.

Sudan: Dịch tả hoành hành khiến 315 trường hợp tử vong

Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.

Quảng Ninh từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân sau bão

Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.