moitruongplus Tại các "vùng đỏ", "vùng cam", đội tiêm vaccine di động đến tận nhà hoặc tổ chức đội tiêm bên trong hoặc sát khu phong tỏa, mời từng người dân ra tiêm.
Đây là một trong biện pháp để kiểm soát, khống chế dịch, hạn chế tối đa tử vong được đề cập trong văn bản Những việc cần triển khai từ ngày 22/8 đến 6/9 của Ban chỉ đạo phòng, chống Covid-19 TP HCM.
Theo đó, đối với việc tiêm vaccine ở "vùng đỏ" (nguy cơ rất cao) và "vùng cam" (nguy cơ cao) đội tiêm vaccine di động đến tận nhà dân để tiêm; tổ chức đội tiêm ở địa điểm phù hợp, bên trong hoặc sát khu phong tỏa, mời từng hộ ra tiêm. Tại khu chung cư, việc tổ chức tiêm phối hợp Ban quản lý chung cư, mời tuần tự các hộ cùng tầng ra tiêm, có thể tổ chức vào buổi tối. Các đội tiêm và phục vụ tiêm phải được trang bị đầy đủ thiết bị, quần áo bảo hộ.
Tiêm vaccine cho người dân phường 9, quận Gò Vấp bằng xe lưu động ngày 14/8. Ảnh: Quỳnh Trần
Theo Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 TP HCM, trong ngày 21/8, thành phố đã tiêm vaccine cho gần 93.370 người. Các điểm tiêm đều trật tự, ổn định. Đến hết ngày 20/8, thành phố đã tiêm vaccine tổng cộng cho gần 5,4 triệu người, trong đó gần 184.000 người tiêm 2 mũi. Tất cả đều an toàn.
Với công tác xét nghiệm, Ban chỉ đạo yêu cầu Trung tâm điều phối xét nghiệm thành phố bổ sung vào Kế hoạch xét nghiệm một số nhóm người sau: nhân viên siêu thị, lái xe vận chuyển hàng hóa, nhân viên cửa hàng thuốc tây, nhân viên công ty môi trường đô thị, công ty dịch vụ công ích thu gom rác (lái xe, thu gom rác), lực lượng trực các chốt, lực lượng hỗ trợ phòng, chống dịch, nhân viên tại các cửa hàng xăng dầu (7 ngày/lần).
Đối với việc điều trị F0 tại nhà, thành phố yêu cầu tiếp nối các trạm y tế lưu động đã thành lập vào ngày 20/8, Sở Y tế xây dựng lộ trình triển khai thành lập các trạm y tế lưu động còn lại với sự thống nhất của từng địa phương, gồm hai giai đoạn.
Giai đoạn 1, thành lập 135 trạm y tế của 14 quận, huyện (1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 11, 12, Bình Tân, Bình Chánh, Bình Thạnh, Nhà Bè, Tân Bình, Gò Vấp, TP Thủ Đức) đi vào hoạt động trước ngày 24/8.
Giai đoạn 2, thành lập 225 trạm y tế của 18 quận, huyện (Quận 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10, 11, 12, Bình Tân, Tân Bình, Tân Phú, Phú Nhuận, Gò Vấp, Thủ Đức, Nhà Bè, Hóc Môn) đi vào hoạt động trước ngày 27/8.
Đến sáng nay, TP HCM đã ghi nhận 171.801 ca nhiễm trong đợt dịch thứ tư và trải qua 43 ngày giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. Từ 0h ngày 23/8, TP HCM yêu cầu người dân thực hiện triệt để giãn cách theo nguyên tắc "ai ở đâu yên đó", chỉ có 11 nhóm công việc được cấp giấy ra đường.
Theo Vnexpress.net
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.
Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.
Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.
Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.