moitruongplus Lực lượng chuyên trách quản lý đê đã lập biên bản, kiến nghị chính quyền địa phương xử lý đối với bến bãi tập kết vật liệu xây dựng của gia đình ông Trần Đình Ba (các năm 2003, 2004, 2006, 2007, 2011, 2013, 2014, 2015, 2016, 2022).

Sau khi đăng tải 3 bài viết: https://www.moitruongvadothi.vn/thai-binh-de-ben-bai-khong-phep-hoat-dong-trach-nhiem-thuoc-ve-aia103488.html, https://www.moitruongvadothi.vn/vu-thu-ben-bai-khong-phep-hoat-dong-chinh-quyen-bat-luc-bai-2-a104291.html. https://www.moitruongvadothi.vn/thai-binh-khong-can-giay-phep-ben-bai-van-ngang-nhien-hoat-dong-bai-3-a105394.html.

Phản ánh về việc, bến bãi tập kết vật liệu xây dựng của gia đình ông Trần Đình Ba (tại thôn Mễ Sơn 1, xã Tân Phong, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình), hoạt động không phép trong suốt nhiều năm qua. Đặc biệt bến bãi tập kết vật liệu xây dựng này còn phá kè để làm 3 mố cẩu, xây dựng 01 ngôi nhà nằm sát bờ kè (vi phạm tới hành lang thoát lũ, vi phạm luật đê điều) và có dấu hiệu hút cát trộm.


Bến bãi tập kết vật liệu xây dựng của gia đình ông Trần Đình Ba (tại thôn Mễ Sơn 1, xã Tân Phong, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình), hoạt động không phép trong suốt nhiều năm qua.

Từ những nội dung trên, ngày 07/7/2022 Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thái Bình có công văn số 578/STTTTTTBC, đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình có ý kiến phản hồi về những bài viết nêu trên của Môi trường và Đô thị Việt Nam.

Theo đó, ngày 12 tháng 07 năm 2022 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình đã có văn bản trả lời cụ thể như sau: Đối với bãi tập kết vật liệu xây dựng của hộ gia đình ông Trần Đình Ba, thì đây là bến bãi hiện nằm trong quy hoạch các bến bãi trung chuyển, kinh doanh cát và vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Bình.

Tuy nhiên, theo Điều 2, Khoản 2 Quyết định số 1983/QĐ-UBN ban hành ngày 21/7/2016, đã nêu rõ: "Đối với các bến bãi hiện có, đang hoạt động và có trong Quy hoạch này nhưng chưa được cấp phép đúng thẩm quyền thì phải hoàn thiện hồ sơ, thủ tục trình cấp có thẩm quyền cấp phép hoạt động, thời hạn hoàn thành chậm nhất đến hết ngày 31/12/2016” và giao UBND các huyện, thành phố: "Tổ chức cưỡng chế đối với các chủ bến bãi không chấp hành quy hoạch theo lộ trình tại Điều 2 Quyết định này”.


Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình đã ra nhiều văn bản kiến nghị chính quyền địa phương xử lý đối với bến bãi tập kết vật liệu xây dựng này.

Hơn nữa, hộ gia đình ông Trần Đình Ba còn vi phạm các quy định của pháp luật về đê điều và phòng, chống thiên tai như xây dựng công trình phụ trợ, chất tải vật liệu không đúng quy định, xây dựng mố cẩu trái phép.

Nên ngay khi phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về đê điều tại khu vực bãi sông của hộ gia đình ông Trần Đình Ba, lực lượng chuyên trách quản lý đê đã kịp thời lập biên bản, kiến nghị chính quyền địa phương xử lý (các năm 2003, 2004, 2006, 2007, 2011, 2013, 2014, 2015, 2016, 2022).

Mặt khác, để xử lý dứt điểm tình trạng xây dựng công trình trái phép ngoài bãi sông, đặc biệt là các bến bãi không có giấy phép hoạt động, xây dựng công trình và chất tải vật liệu, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình đã chủ động tham mưu Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thái Bình, UBND tỉnh Thái Bình ban hành văn bản chỉ đạo công tác xử lý các bến bãi vi phạm (Chỉ thị số 18/CT-UBND ngày 21/10/2019; Văn bản số 768/UBNDKTNN ngày 25/02/2020; Văn bản số 92/BCHPCTT-TKCN ngày 21/9/2020; Văn bản số 347/UBND-NNTNMT ngày 26/01/2021; Quyết định số 02/2021/QĐ-UBND ngày 15/3/2021; Văn bản số 404/UBND-NNTNMT ngày 29/01/2021) với một số nội dung trọng tâm như: "... yêu cầu hạ thấp chiều cao chất tải, xử lý nghiêm các bến bãi nếu vi phạm, quản lý chặt chẽ đất trong hành lang bảo vệ đê điều, ngoài bãi sông; ngăn chặn, giải quyết triệt để, không để phát sinh thêm vụ vi phạm mới; xử lý dứt điểm các vụ vi phạm còn tồn đọng, đặc biệt là các công trình xây dựng trái phép ngoài bãi sông”.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình còn ban hành Văn bản số 1974/SNNPTNT-TL ngày 11/10/2021 gửi Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Thái Bình, đề nghị kiên quyết xử lý dứt điểm các vụ vi phạm trên địa bàn, trong đó có vi phạm của hộ gia đình ông Trần Đình Ba.

Đồng thời, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Công văn số 707/UBND-NNTNMT ngày 09/3/2022 yêu cầu "Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: Thực hiện nghiêm trách nhiệm của UBND cấp huyện trong việc quản lý nhà nước về đê điều theo quy định ...”, "hạ thấp chiều cao chất tải, di dời vật liệu để trên mái đê, mặt đê và trong hành lang bảo vệ đê, các công trình, vật thể kiến trúc, các trạm trộn bê tông xây dựng trái phép ngoài bãi sông; đối với các bến bãi có trong quy hoạch nhưng chưa có giấy phép phải hướng dẫn trình tự thủ tục trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, cấp phép hoạt động”.

Như vậy có thể khẳng định, việc người dân phản ánh về những sai phạm tại bến bãi tập kết vật liệu xây dựng của hộ gia đình ông Trần Đình Ba là đúng. Nghiêm trọng nhất là Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình, UBND tỉnh Thái Bình đã có văn bản yêu cầu xử lý nghiêm và dứt điểm về tình trạng này. Thế nhưng, không hiểu vì sao UBND huyện Vũ Thư lại không thể xử lý những sai phạm tại bến bãi tập kết vật liệu xây dựng của hộ gia đình ông Trần Đình Ba?

Phải chăng ở đây đang tồn tại tình trạng "phép Vua thua lệ làng”, "trên bảo dưới không nghe” hay UBND huyện Vũ Thư đang thiếu trách nhiệm trong công tác quản lý tại địa phương? 

Rất mong, UBND tỉnh Thái Bình sớm vào cuộc để làm rõ những sai phạm tại đây, đồng thời xử lý nghiêm những cá nhân, tổ chức cố tình tạo điều kiện cho những sai phạm nếu có.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

trểt
rẻ
rewrew
fewef

Hà Nội: Yêu cầu khắc phục 30 công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy

Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.

Chủ tịch huyện Nhà Bè chỉ đạo di dời cơ sở tái chế phế liệu gây ô nhiễm

Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.

Hải Dương: Xã Thanh Hải mua thùng đựng rác 1 đằng sử dụng 1 nẻo (Bài 2)

Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.

Hỗ trợ cán bộ, công nhân vệ sinh môi trường Hải Phòng bị ảnh hưởng bão số 3

Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.

Sudan: Dịch tả hoành hành khiến 315 trường hợp tử vong

Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.

Quảng Ninh từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân sau bão

Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.