moitruongplus Tuyến đường dẫn ra bãi biển Cồn Vành (Thái Bình) ngập ngụa rác thải nằm rải rác ở ven đường, bốc mùi hôi thối và gây phản cảm cho du khách.
Cách trung tâm TP.Thái Bình khoảng 35 km, khu du lịch sinh thái biển Cồn Vành (xã Nam Phú, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình) là điểm đến thu hút du lịch của nhiều bà con các tỉnh lân cận đến tham quan. Cồn Vành có bãi biển trải dài khoảng 6 km, gần như còn giữ được nguyên vẻ hoang sơ, tự nhiên vốn có, bãi cát phẳng trải dài, hải sản phong phú...
Rác thải sinh hoạt ngập ngụa ven đường ra bãi biển Cồn Vành.
Theo ghi nhận của PV, trên tuyến đường dẫn ra bãi biển Cồn Vành đang có rất nhiều rác thải sinh hoạt như vỏ dừa, vỏ các loại hải sản, túi nilon, bao bì,… được người dân đổ ngay ven đường, bốc mùi hôi thối.
Không những vậy, trong Khu du lịch sinh thái biển Cồn Vành có khoảng gần 20 hộ kinh doanh, phục vụ các loại dịch vụ từ ngủ nghỉ, ăn uống, cho thuê quần áo tắm, phao bơi, bán đồ lưu niệm… Nhưng các hoạt động kinh doanh chỉ là tự phát, chưa được các cơ quan chức năng cấp phép.
Đáng nói, trong Khu du lịch sinh thái biển Cồn Vành không có bãi rác tập trung, không có thùng thu gom phân loại rác.
Rác thải bốc mùi hôi thối, trông rất phản cảm.
Trao đổi với PV, ông Tô Mạnh Biên, Trưởng Ban quản lý Khu du lịch sinh thái biển Cồn Vành cho biết: Dịp hè năm nay, biển Cồn Vành ước tính có hàng vạn du khách từ nhiều nơi về tắm biển, do đó lượng rác thải sinh hoạt tăng đột biến.
Theo ông Biên, những năm trước đây, Ban quản lý đã tổ chức thu phí môi trường đối các hộ kinh doanh trong khu du lịch để lập bãi rác tập trung. Nhưng năm nay, Ban quản lý giao lại các hộ phải tự có trách nhiệm thu gom rác của hộ gia đình mình, do đó có hiện tượng các hộ thiếu ý thức đổ rác thải ra hành lang đường giao thông.
Rác thải chất đống ở khu bãi tắm.
"Ban quản lý đã có hướng dẫn các hộ kinh doanh phải tập trung, thu gom rác chuyển về bãi rác của xã Nam Phú. Tuy nhiên, các hộ này chỉ chấp hành được vài hôm hoặc lợi dụng lúc trời tối lại kéo đổ dọc 2 bên vệ đường. Thời gian tới, Ban quản lý sẽ mời các hộ dân quán triệt kịp thời, tránh để phát sinh thêm các trường hợp đổ rác ven đường về khu du lịch sinh thái”, ông Biên cho biết.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.
Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.
Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.
Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.