moitruongplus Dự án xây mới Cống Hải Thịnh tại huyện Tiền Hải (Thái Bình) có giá trị hơn 20 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước, đang trong quá trình hoàn thiện nhưng có dấu hiệu thực hiện không đúng cam kết về an toàn vệ sinh môi trường và chất lượng thi công.
Theo tìm hiểu, dự án đầu tư xây mới Cống Hải Thịnh, tại Km15+550, đê biển số 5 xã Nam Thịnh, huyện Tiền Hải có mức đầu tư dự kiến là 20.026.000.000đ (hai mươi tỷ không trăm hai mươi sáu triệu đồng) do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình làm Chủ đầu tư. Đơn vị thi công dự án là Công ty TNHH tư vấn đầu tư và xây dựng T&T (có địa chỉ tại 481 Trần Thái Tông, phường Lộc Vượng, TP Nam Định).
Bụi bẩn vương vãi ra đường khiến cho việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn.
Theo thông tin, mặc dù dự án đang trong quá trình thi công nhưng có dấu hiệu không thực hiện đúng cam kết về chất lượng công trình, gây ô nhiễm môi trường, không đảm bảo an toàn lao động. Mặc dù đã được phản ánh, nhưng cả đơn vị thi công và chủ đầu tư đều có biểu hiện "ngó lơ" cho các tồn tại đang xảy ra tại dự án này.
Có mặt tại dự án, PV không khỏi bất ngờ khi cả khu vực thi công không hề có biển bảng cảnh báo, rào chắn an toàn giao thông và thi công theo quy định. Các công nhân thi công cũng không mặc trang phục bảo hộ lao động trong khi làm việc. Nguy hiểm hơn, có những người lao động ngồi vắt vẻo trên tường bao để buộc sắt thép mà không có biện pháp an toàn nào được áp dụng.
Mặc dù dự án có xây dựng một đường tạm để cho người dân đi lại, nhưng trong quá trình thi công để nhiều đất, đá vương vãi tràn lan hết cả phần đường bao quanh dự án, gây ô nhiễm môi trường khiến người dân rất bức xúc. Đặc biệt khi trời mưa, lượng đất vương vãi này khiến cho đường trơn trượt, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông, trong khi phía dưới đường là hố sâu không có rào chắn cảnh báo, càng làm tăng thêm độ nguy hiểm cho người dân.
Rất nhiều tấm ốp kè còn mới nhưng đã bị nứt, vỡ vẫn được đơn vị thi công đưa vào sử dụng.
Được biết, đây là dự án xây mới hoàn toàn nên không có việc sử dụng lại vật liệu cũ như công trình khác. Tuy nhiên, khi PV tìm hiểu thực tế thì thấy rất nhiều tấm ốp kè đã bị vỡ, nứt những mảng lớn vẫn được đơn vị thi công đưa vào sử dụng. Đặc biệt, khu vực phía trong cống, số lượng tấm ốp kè bị vỡ, nứt rất nhiều và lớn hơn phía ngoài.
Về đất đắp nền cũng là một dấu hỏi lớn về chất lượng, cũng như về nguồn gốc. Theo ghi nhận của PV tại hiện trường, lượng đất đắp nền trên mặt cống lẫn rất nhiều tạp chất vẫn đang được máy xúc san gạt để đưa vào sử dụng.
Các công nhân thi công mà không có sử dụng bảo hộ lao động.
Theo ông V.V.B, một người dân sống gần khu vực dự án cho biết, mặc dù đây là công trình phục vụ lợi ích thiết thực cho người dân nhưng trong khi thi công cũng làm ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của chúng tôi. Đặc biệt đơn vị thi công để đất, bụi bẩn vương vãi rất nhiều ra đường đi lại, và không có biển bảng cảnh báo khiến việc lưu thông của người dân gặp rất nhiều khó khăn, nguy hiểm. Trời tối mà đi qua đây chúng tôi rất lo sợ vì 2 bên đường tạm là hủm sâu, chỉ cần không để ý là ngã xuống ngay, nhưng đơn vị thi công lại không có rào chắn gì cả.
Cùng quan điểm với ông B, bà N.T.L cũng rất lo ngại khi đi qua dự án này, nhất là khi trời mưa, có khi còn phải dắt xe qua vì đường rất trơn do lớp bùn đất phủ dày trên mặt đường.
Một công nhân đang "vắt vẻo" trên tường bao để buộc sắt thép mà không được sử dụng đầy đủ đồ bảo hộ lao động gây nguy hiểm rất lớn.
Trong buổi làm việc với PV, Phòng Quản lý dự án thay mặt Chủ đầu tư phụ trách quản lý dự án cũng đã ghi nhận những vấn đề mà PV và người dân phản ánh. Khi đi kiểm tra hiện trường dự án cùng PV, cán bộ Phòng Quản lý dự án cũng thừa nhận việc đơn vị thi công có để vương vãi bụi bẩn ra đường đi lại gây ô nhiễm môi trường. Còn về chất lượng công trình thì các tấm ốp bị vỡ, nứt, cán bộ Phòng cũng nhắc nhở đơn vị thi công cho thay thế.
Đại diện Phòng Quản lý dự án và đơn vị thi công cũng khẳng định với PV rằng, vì đang trong quá trình thi công chưa nghiệm thu nên việc có những tồn tại sẽ được khắc phục trong thời gian tới.
Việc đầu tư xây dựng một công trình từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước có giá trị hơn 20 tỷ đồng mà để xảy ra nhiều bất cập, chỉ đến người dân phản ánh thì Chủ đầu tư và đơn vị thi công mới "hứa” sẽ khắc phục là vấn đề rất cần xem xét.
Ngoài ra, để sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngân sách Nhà nước, và đảm bảo chất lượng công trình cũng như sự an toàn cho người dân sống quanh khu vực dự án đang thi công, rất mong các cơ quan chức năng tỉnh Thái Bình sớm vào cuộc kiểm tra và có biện pháp chấn chỉnh kịp thời, tranh gây bức xúc trong nhân dân.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.
Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.
Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.
Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.