moitruongplus Phải mất hàng triệu năm, thiên nhiên mới hình thành nên dòng suối đẹp đến nao lòng. Nhưng chỉ mất vài năm, dòng suối Cát đang chết dần bởi sự tàn phá của con người…

Món quà thiên nhiên

Ký ức về dòng suối Cát chạy dài qua nhiều xã trên địa bàn Tp. Bảo Lộc (Lâm Đồng) với người dân sống dọc mép sông vẫn vẹn nguyên. Suối bắt đầu tận nguồn cách trung tâm Tp. Bảo Lộc tầm 20 km đi xuyên rừng qua các xã Đại Lào, Lộc Châu…

Ngày trước, suối trong lành đến mức đứng trên bờ có thể nhìn đàn cá tung tăng bơi lội, thấy cả rêu phong dưới đáy. Suối là nơi bà con lấy nước về ăn uống, sinh hoạt, hay phục vụ tưới tiêu. Những đứa trẻ lớn lên từ suối đều cảm nhận được sự mát mẻ, trong lành.

Nhưng nửa thế kỷ thôi, dòng suối Cát bây giờ chỉ còn là hoài niệm. Suối đang chết dần chết mòn bởi sự tàn phá đến đáng sợ của những con người bất chấp lợi ích, bất chấp pháp luật.


Dòng suối đục ngầu ở hạ nguồn có màu đục ngầu do các doanh nghiệp khai thác khoáng sản trái phép xả thẳng xuống. 

Hôm rồi, chúng tôi đi vào phía thượng nguồn, nơi phát lộ dòng suối. Từ trung tâm Bảo Lộc, chạy xe máy khoảng 8 km, qua cầu Đại Lào, đi tiếp khoảng 6 km, xuống một con dốc lớn. Ngay phía chân đèo dốc, nơi đặt nhà máy xử lý rác thải Tp. Bảo Lộc, có 2 con đường men theo núi. Con đường bên trái, đi tầm 1km sẽ gặp thác nước rất hùng vĩ. Địa điểm này từng là nơi giới trẻ khắp nơi thường kéo lên đây du ngoạn, tắm suối, cắm trại vào mỗi cuối tuần.

Con đường dốc còn lại nằm bên tay phải, muốn đi vào phía thượng nguồn, phải băng qua con đường này với dốc núi lởm chởm đá cao thấp. Lúc chuẩn bị đi rừng, chúng tôi trang bị đầy đủ đồ nghề lương khô, ống nhòm phòng thân. Tôi và người dẫn đường băng băng trên chiếc xe máy, lao qua những vũng bùn lầy lội, vách đá lồi lõm ổ gà, ổ voi… – dấu tích con đường bị cày nát bởi các phương tiện chở cát, đá lậu đi qua vẫn còn đó.

Rong ruổi qua hơn 5 km đường rừng, nơi chúng tôi dừng chân là một dòng suối trong suốt. Nước suối chảy róc rách, trong veo. Chạm nhẹ bàn chân xuống nước, cảm giác mát lạnh đến run người. Nhìn dòng suối chảy gần như nguyên sinh, nơi chưa bị con người tàn phá, chúng tôi ao ước giá như, nếu con người không xâm lấn, hoặc có ý thức hơn trong việc giữ gìn thiên nhiên, có lẽ Tp. Bảo Lộc và các vùng lân cận sẽ được tận hưởng dòng suối trong lành.


Dòng suối trong vắt nơi thượng nguồn suối Cát.

Suối đang chết dần

Dưới dòng suối nơi gần giáp trung tâm Tp. Bảo Lộc, có đặt vài nhà máy khai thác đá, cát. Kể từ đó đến nay, người dân phải chứng kiến cả dòng suối luôn trong tình trạng đục ngầu, đỏ quạnh hoặc màu nước như pha sữa.

Hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn Tp. Bảo Lộc không đúng với báo cáo đánh giác tác động môi trường đã được phê duyệt, cùng với việc thiếu kiểm tra, xử lý quyết liệt của cơ quan chức năng đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng về môi trường. Nhiều công ty dù được cấp giấy phép đầy đủ nhưng lợi dụng kẽ hở, lén lút xả thải không qua xử lý ra suối.

Suối bị tận diệt, kéo theo cả hệ luỵ. Đầu tiên là các loại tôm cá, vi sinh vật sống dưới nước gần như không thể tồn tại. Trước đây, nước từ suối rất trong xanh, người dân địa phương thường dùng trực tiếp. Thế nhưng, từ nhiều năm nay, nước suối ô nhiễm nặng, đỏ ngầu, không thể sử dụng.

Nguồn nước bị ô nhiễm, không thể sử dụng vào sản xuất cũng như sinh hoạt khiến cuộc sống hàng nghìn hộ dân bị đảo lộn. Suối Cát chảy qua các xã của Tp. Bảo Lộc về Bình Thuận bị bức tử trong nhiều năm là ví dụ điển hình về tội ác mà con người đang gây ra.


Nhiều điểm cát tặc khai thác dọc bờ suối.

Dọc tuyến đường nơi con suối chảy qua, không khó để chúng tôi nhìn thấy cả cát tặc mang hẳn máy xúc, xe tải, máy sàn lọc cát và huy động lực lượng lao động vào cào nát núi đồi. Núi lở, nước trôi, xả thải ra suối…, những hình ảnh hiện rõ, đập vào mắt bất cứ ai đi qua các tuyến suối xã Đại Lào. Người dân đều biết, và câu hỏi là chính quyền địa phương có biết thực trạng này không? Rồi sau này, thế hệ con cháu sẽ sống ra sao nếu như môi trường cứ bị chính con người vì chút lợi ích mà nhẫn tâm hủy hoại?

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

trểt
rẻ
rewrew
fewef

Hà Nội: Yêu cầu khắc phục 30 công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy

Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.

Chủ tịch huyện Nhà Bè chỉ đạo di dời cơ sở tái chế phế liệu gây ô nhiễm

Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.

Hải Dương: Xã Thanh Hải mua thùng đựng rác 1 đằng sử dụng 1 nẻo (Bài 2)

Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.

Hỗ trợ cán bộ, công nhân vệ sinh môi trường Hải Phòng bị ảnh hưởng bão số 3

Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.

Sudan: Dịch tả hoành hành khiến 315 trường hợp tử vong

Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.

Quảng Ninh từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân sau bão

Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.