moitruongplus UBND TP Hải Phòng vừa có văn bản số 4144/UBND-KS ngày 23/6/2022 trả lời kiến nghị của các hộ nuôi ngao trên địa bàn quận Hải An và huyện Kiến Thụy.
Theo đó, UBND TP. Hải Phòng không nhận đơn khiếu nại của các hộ nuôi ngao, nguyên nhân là do đơn thư thuộc trường hợp không thụ lý giải quyết khiếu nại theo quy định của Luật Khiếu nại hiện hành.
Trước đó, ngày 20/6/2022, UBND TP.Hải Phòng đã có văn bản số 351/TB-UBND thông báo về việc không thụ lý khiếu nại và gửi các hộ dân theo quy định.
UBND TP Hải Phòng cũng chỉ đạo các Sở, ngành, địa phương liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ và quy định của pháp luật tổng hợp nội dung trả lời các kiến nghị của các hộ nuôi ngao.
Cụ thể, theo báo cáo của các Sở, ngành, địa phương, hiện nay, tất cả các hộ nuôi ngao trên khu vực biển của Hải Phòng đều không được cơ quan có thẩm quyền cấp phép nuôi trồng thủy sản và giao, cho thuê đất có mặt nước, giao khu vực biển theo quy định của pháp luật.
Ông Nguyễn Văn Tùng – Chủ tịch UBND TP Hải Phòng tại 01 buổi làm việc với các hộ nuôi ngao. Ảnh: Đinh Huyền
Qua rà soát, riêng địa bàn quận Hải An có 726,36 ha/27 hộ nuôi; 03 mỏ cát chồng lấn với hoạt động nuôi ngao, diện tích khoảng 166,28 ha. Tại địa bàn huyện Kiến Thụy, diện tích nuôi ngao khoảng 2.557,5 ha/89 hộ trong diện tích đã được huyện quy hoạch là 750 ha/20 hộ nuôi; diện tích còn lại ngoài quy hoạch với khoảng 69 hộ nuôi. Khu vực này chồng lấn khoảng 386 ha/24 hộ với 06 mỏ cát đã được UBND TP Hải Phòng cấp phép khai thác.
Mặt khác, hầu hết diện tích đang nuôi trên địa bàn quận Hải An, huyện Kiến Thụy chồng lấn vào các quy hoạch được duyệt (Quy hoạch khoáng sản, Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam…).
Như vậy, việc các hộ dân đề nghị "thuê lại diện tích đang nuôi ngao và nộp thuế mặt nước bãi triều để tiếp tục nuôi ngao trên địa bàn quận Hải An và huyện Kiến Thụy” là không phù hợp với các quy hoạch nêu trên và không có cơ sở giải quyết.
Hiện, UBND TP Hải Phòng đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, cùng các cơ quan, đơn vị liên quan đề xuất khu vực cho phép hoạt động nuôi ngao tại địa phương này. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang hoàn thiện các thủ tục cần thiết để trình, duyệt vị trí, ranh giới, diện tích khu vực biển để nuôi nhuyễn thể tại xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng giai đoạn 2022-2030 (diện tích khoảng 3.000 ha). Sau khi khu vực nuôi nhuyễn thể được phê duyệt, UBND TP Hải Phòng sẽ chỉ đạo các quận, huyện xem xét, giải quyết kiến nghị của các hộ dân theo đúng quy định của pháp luật.
Một điểm nuôi ngao không phép trên địa bàn quận Hải An. Ảnh: Đăng Hùng
Từ thời điểm thông báo dừng hoạt động nuôi ngao đến nay, các hộ dân đã có hơn 8 tháng để thu hoạch ngao nên giảm thiểu đáng kể ảnh hưởng đến các hộ nuôi ngao trong quá trình di dời, giải tỏa.
Do vậy, Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng yêu cầu di dời, giải tỏa hoạt động nuôi ngao trái pháp luật ở khu vực trên. Hoàn thiện hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính đối với các hộ nuôi ngao không phép theo đúng quy định pháp luật, buộc di dời, tháo dỡ công trình trong khu vực vi phạm, khôi phục lại tình trạng ban đầu.
Trường hợp các hộ dân không chấp hành sẽ tổ chức cưỡng chế, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả để đảm bảo kỷ cương pháp luật và an ninh trật tự trên địa bàn thành phố./
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.
Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.
Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.
Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.