moitruongplus Ngày 22/6,ông Lê Ô Pích, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang chủ trì hội nghị kiểm điểm công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt.
Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các sở, ngành, cơ quan, đơn vị của tỉnh, UBND các huyện, thành phố.
6 tháng đầu năm, toàn tỉnh tiếp tục duy trì 171 công ty, hợp tác xã, tổ vệ sinh môi trường chuyên trách thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt cho 100% xã, phường, thị trấn; lắp đặt 14/33 lò đốt rác theo Nghị quyết số 06/2020/NQ-HĐND của HĐND tỉnh, qua đó góp phần giải quyết không nhỏ lượng rác thải sinh hoạt.
Tuy nhiên, công tác thu gom, xử lý rác thải vẫn còn những tồn tại, hạn chế như: Tiến độ thu hút đầu tư, xây dựng nhà máy xử lý rác thải tập trung tại TP Bắc Giang, huyện Hiệp Hòa, Lục Nam và lắp đặt lò đốt rác theo Nghị quyết số 06 chậm (còn 15/20 lò đăng ký hỗ trợ năm 2022 đang hoàn thiện thủ tục đầu tư, chưa hoàn thành xây dựng, lắp đặt); 4 lò không tiếp tục triển khai lắp đặt (Yên Dũng 1, Lục Ngạn 1, Tân Yên 2).
Ảnh minh họa
Tại các huyện: Hiệp Hòa, Tân Yên, Lục Nam, Sơn Động còn duy trì khu xử lý của thôn đốt, chôn lấp lộ thiên không bảo đảm về bảo vệ môi trường. Còn có tình trạng khu xử lý tập trung tồn đọng rác thải với khối lượng lớn chưa được xử lý triệt để (ở Hiệp Hòa, Lục Nam, Lạng Giang, Tân Yên)…
Nguyên nhân là do cấp ủy, chính quyền một số địa phương chưa quyết liệt trong công tác chỉ đạo hoạt động thu gom, xử lý rác thải; chưa quan tâm đầu tư đúng mức để hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.
Việc xây dựng lò đốt rác thải tập trung, các điểm tập kết, trung chuyển rác thải tại các xã phần lớn chưa tạo được sự đồng thuận của nhân dân. Một số xã còn lúng túng trong tổ chức thu, quản lý tiền dịch vụ thu gom, xử lý rác thải (hạch toán qua ngân sách cấp xã) và chi trả kinh phí hỗ trợ theo Nghị quyết số 06...
Tại hội nghị, lãnh đạo các huyện, TP đã báo cáo kết quả, những khó khăn, tồn tại, vướng mắc. Trong đó, 3 huyện Lục Ngạn, Yên Dũng và Tân Yên xin rút việc lắp đặt 4 lò xử lý rác thải theo Nghị quyết 06. Nguyên nhân là do khảo sát chưa kỹ, người dân chưa đồng thuận…
Kết luận hội nghị, đồng chí Lê Ô Pích nhấn mạnh công tác thu gom, xử lý rác thải là một nhiệm vụ quan trọng, tác động trực tiếp đến môi trường, đời sống của người dân, phát triển KT-XH và là một trong những nguyên nhân phát sinh đơn thư, khiếu kiện nên cần được các sở, ngành, địa phương coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, liên tục...
Qua báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang, ông Lê Ô Píc cho rằng công tác thu gom, xử lý rác thải đã được các đơn vị, địa phương quan tâm nhưng kết quả, tiến độ đạt được còn khiêm tốn. Quá trình thực hiện còn những tồn tại vướng mắc về cơ chế, chính sách; sự phối hợp giữa các sở, ban, ngành và các đơn vị, địa phương chưa nhịp nhàng.
Ông Píc đề nghị làm rõ các nguyên nhân chủ quan, khách quan, nhất là đối với những địa phương chưa lắp đặt được lò đốt rác theo Nghị quyết 06; tính khả thi xây dựng lò xử lý rác thải để có biện pháp, hướng giải quyết trong thời gian tới. Đối với 4 lò của 3 huyện Yên Dũng, Lục Ngạn và Tân Yên đề nghị dừng xây dựng do đánh giá chưa kỹ, đồng chí yêu cầu các địa phương nghiêm túc rút kinh nghiệm. Còn 15 lò đã được phân bổ kinh phí đến hết tháng 8/2022, các huyện, TP phải lắp đặt xong.
Riêng dự án của các huyện Hiệp Hòa, Lục Nam, Việt Yên phải thành lập tổ công tác xây dựng kế hoạch, biểu đồ tiến độ thực hiện cụ thể, bảo đảm trong tháng 7 có biểu đồ tiến độ, phấn đấu đến cuối năm tổ chức đấu thầu, lựa chọn nhà đầu tư.
Huyện Lục Ngạn cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng, tăng công suất nhà máy xử lý rác thải, đặc biệt là trong mùa thu hoạch vải thiều, lượng rác thải tăng đột biến.
Ủy ban MTTQ và các tổ chức đoàn thể tỉnh tiếp tục tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức, sự đồng thuận của người dân trong thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt. Các cấp hội phụ nữ tiếp tục đẩy mạnh triển khai đề án tuyên truyền, vận động, hướng dẫn hội viên phụ nữ thu gom, phân loại, đổ rác thải sinh hoạt đúng quy định giai đoạn 2021-2025.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.
Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.
Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.
Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.