moitruongplus Nhiều vi phạm trong lĩnh vực đất đai và trật tự đô thị tại khu vực tổ 2, phường Mai Dịch, Cầu Giấy không được chính quyền thành phố giải quyết
Thời gian qua, nhiều người dân ở phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội phản ánh tới Môi trường và Đô thị Việt Nam về vi phạm trong lĩnh vực đất đai và trật tự đô thị tại khu vực tổ 2, phường Mai Dịch.
Cụ thể, thửa đất vàng cạnh ngõ 59 đường Hồ Tùng Mậu, phường Mai Dịch (cùng phía với Trường Đại học Thương mại- cách không xa Bệnh viện 198, Bộ Công an) là đất nông nghiệp nhưng không hiểu sao lại được hô biến thành chuỗi cửa hàng thời trang cao cấp, xây dựng kiên cố, trang hoàng lộng lẫy (shop).
Toàn cảnh khu đất "lùm xùm" tại tổ 2, phường Mai Dịch
Để xác minh vấn đề người dân phản ánh, phóng viên đã đặt lịch làm việc với UBND phường Mai Dịch, tuy nhiên, sau gần 2 tháng, chính quyền phường Mai Dịch vẫn cứ khất lẫn lữa.
PV phỏng vấn người dân sống lâu năm ở khu vực nhiều vi phạm
Theo Phó Chủ tịch UBND phường Mai Dịch Đặng Thìn Chín, toàn bộ đất này do UBND phường quản lý, diện tích khoảng 700m2, tên gọi của nhân dân ở đây là đất ao xóm Thị (ngày xưa), nay thuộc tổ 2, phường Mai Dịch. Ao đã "được” san lấp và cho hộ Kim Oanh thuê mở quán bia từ những năm 2000, khi ấy ông Hoàng Hòa Bình còn làm Chủ tịch UBND phường Mai Dịch, ông Bình là người ký kết hợp đồng với nhà hàng Kim Oanh.
Người dân cho biết, 5 nhà đều cùng một "số ma"- 65
Thế nhưng, khi được hỏi về số tiền thuê có nộp thuế vào nhà nước hay nộp vào đâu thì ông Chín chỉ "lắc đầu” và không cung cấp được giấy tờ- hồ sơ nào chứng minh.
Nếu đúng như ông Chín nói, rõ ràng đây là dấu hiệu vi phạm pháp luật của cựu Chủ tịch UBND phường khi ông "lạm quyền” và gây thiệt hại cho nhà nước số tiền rất lớn. Ngoài ra, UBND phường còn dung túng cho việc vi phạm Luật Xây dựng, Luật Đất đai khi để chủ nhà hàng Kim Oanh vi phạm về trật tự đô thị, mở quán bia, để xe máy- ô tô lấn chiếm lòng đường- vỉa hè…
Nhân viên bảo vệ trông xe vẫn còn "dấu tích" của nhà hàng Kim Oanh
Chưa dừng lại ở đó, theo những người dân ở đây cho biết, sau những "lùm xùm” do việc "ký hợp đồng kinh tế” với nhà hàng Kim Oanh, thì "ai đó” đã tư vấn để bà chủ nhà hàng này chuyển đổi sang việc "phân lô- tách thửa” và cho thuê làm một dãy cửa hàng thời trang cao cấp.
Trao đổi về việc này, ông Chín thừa nhận có việc đó, nhưng phường và quận "vướng” nên không xử lý được. Việc vi phạm trật tự đô thị, Luật Xây dựng Luật Đất đai thì không phải bàn cãi, cả dãy cửa hàng được xây dựng kiên cố, sau đó cho các hộ kinh doanh quần áo với giá không hề rẻ…nhưng tiền thuê này hiện nay phường không thu, do chủ cũ của quán Kim Oanh đứng ra thu tiền cho các chủ cửa hàng thời trang thuê, ông Đặng Thìn Chín cho biết thêm.
Những lô đất vàng đang được các cá nhân tự ý cho thuê làm thất thoát hàng tỉ đồng của nhà nước và vi phạm trật tự đô thị...
Ông N.V.Tuấn, người dân sống ở đó lâu năm cho biết, giá trị thuê của mỗi shop (cửa hàng) này khoảng 20 triệu đồng/tháng, có khoảng 5 cửa hàng. Như vậy, mỗi năm, "chủ quán Kim Oanh” đã bỏ túi ngót nghét một tỉ đồng tiền cho thuê cửa hàng mà đất lại là đất công. Không phải nộp thuế, không "chi” cho phường (P/V)
Đề nghị UBND TP Hà Nội chỉ đạo Chủ tịch UBND quận Cầu Giấy và các cơ quan chức năng xác minh, làm rõ nội dung phản ánh trên. Đồng thời, kiểm điểm làm rõ trách nhiệm, xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức, đơn vị có liên quan theo quy định của pháp luật.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.
Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.
Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.
Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.