moitruongplus Theo Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Tây Ninh, năm 2021, đối với chất thải sinh hoạt, hầu hết các huyện, thị xã, thành phố đều thu gom, lưu giữ và chuyển giao cho các đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý đúng quy định.

Với sự phát triển nhanh của xã hội hiện nay, chất thải được sinh ra nhiều hơn. Điều này có nghĩa là một lượng lớn rác thải được tạo ra mỗi năm và sự tăng lên của nó là không được mong đợi. Phân loại và tái chế là điều cần thiết để giảm nguồn chất thải. Hầu hết các loại chất thải được tạo ra có thể được phân loại ngay tại nhà. 

Rác thải hiện nay chưa được các gia đình quan tâm đúng mức, hầu hết mọi người đều quan niệm cái gì không xài được thì vứt đi. Tâm lý người dân cho rằng, việc phân loại rác là do đơn vị quản lý rác thải thực hiện. Thế nhưng, với số lượng rác thải khổng lồ thu gom hàng ngày thì việc phân loại càng khó khăn hơn, gây quá tải cho các bãi rác. Việc xử lí rác thải là một vấn đề khách quan và cần thiết trong mọi hoạt động sinh hoạt và sản xuất kinh doanh của con người. Nó làm giảm nguy cơ gây ô nhiễm và hạn chế tối đa các chất thải tồn đọng từ việc sinh hoạt và sản xuất của con người. Vấn đề ô nhiễm nguồn nước cũng trở thành một vấn đề vô cùng nghiêm trọng không chỉ bởi người dân và một số cơ sở thường xuyên xả các loại nước thải ra môi trường mà còn là do rác thải gây ô nhiễm nguồn nước gây ra.

Chỉ riêng chất thải rắn sinh hoạt tại tỉnh Tây Ninh, mỗi ngày cả tỉnh phát sinh 410 tấn, trong đó, việc thu gom xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực đô thị đạt 95%, nhưng ở nông thôn chỉ đạt 70%.


Công nhân đi thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị xã Hòa Thành. Ảnh BTN

Trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện có 2 khu tiếp nhận, xử lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH), là Công ty CP Công nghệ môi trường Tây Ninh và Nhà máy xử lý rác tập trung của Công ty TNHH MTV Môi trường xanh Huê Phương Việt Nam. Ngoài ra, còn có một số cơ sở vừa và nhỏ có khối lượng chất thải phát sinh ít, chủ yếu ở các vùng nông thôn, đơn vị chức năng không có phương tiện phù hợp để thu gom, nên các cơ sở tự phân loại và xử lý bằng phương pháp ủ làm phân.

Có 5 đơn vị hành nghề thu gom, vận chuyển, xử lý các loại chất thải được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép, trong đó có 4 đơn vị có hợp đồng thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH, gồm Công ty cổ phần Môi trường xanh thu gom CTRSH tại 2 cơ sở phát sinh với tổng khối lượng 849.373 kg/năm và vận chuyển bằng phương tiện giao cho Công ty TNHH MTV Môi trường Xanh Huê phương VN xử lý.

Công ty TNHH MTV Môi trường xanh Huê Phương VN thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH tại 25 cơ sở trên địa bàn tỉnh với tổng khối lượng 34.533.639 kg/năm.

Công ty cổ phần môi trường Thái Tuấn và các Đại lý vận chuyển thuộc giấy phép của Công ty thu gom và tiếp nhận 148.381kg từ các nguồn thải trên địa bàn tỉnh, toàn bộ CTRSH được chuyển giao cho Hợp tác xã vệ sinh môi trường thu gom rác Gò Dầu vận chuyển chuyển giao đơn vị có chức năng xử lý.


Xe thu gom rác tập trung về Công ty môi trường xanh Huê Phương Việt Nam ( xã Thạnh Đức, huyện Gò Dầu) để doanh nghiệp này xử lý rác thải sinh hoạt. Ảnh BTN

Công ty CP công nghệ môi trường Tây Ninh tiếp nhận và xử lý 95.874,27 tấn/ năm CTRSH của các đơn vị thu gom, vận chuyển trên địa bàn tỉnh.

Kể từ ngày 1/1/2022, nhiều quy định mới về quản lý chất thải theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực nhưng việc triển khai đến các cấp, doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn. CTRSH hầu hết chưa được phân loại tại nguồn; các chương trình phân loại tại địa phương còn mang tính thử nghiệm, chưa đồng bộ, chưa được chính thức hoá; hoạt động thu gom CTRSH ở khu vực nông thôn còn thấp, chưa có nhiều cải thiện.

Theo ông Dương Thái Bình, Giám đốc Công ty cổ phần môi trường đô thị Tây Ninh, một trong những đơn vị thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt tại các đô thị và một số địa phương trong tỉnh cho biết, hầu hết các hộ gia đình đều có thói quen bỏ chung rác thải sinh hoạt (gồm rác thải vô cơ, rác thải hữu cơ) vào chung, chờ công nhân vệ sinh môi trường đến mang đi vận chuyển, xử lý.

Do CTRSH (như vỏ chai nhựa, lon nước giải khát...) không được phân loại tại nguồn nên các đơn vị thu gom, vận chuyển rác thải vô cơ đều đưa tất cả vào xe vận chuyển chuyên dụng, mang đến nhà máy có chức năng, xử lý. Việc phân loại, xử lý như thế nào do doanh nghiệp có chức năng tiến hành, mất khá nhiều thời gian, đôi khi dẫn đến tình trạng "quá tải”, nhất là những tháng mùa mưa.


Chuyện người dân phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn không phải là chuyện "một sớm, một chiều” mà cần thời gian dài tuyên truyền. Ảnh BTN

Nếu người dân hiểu và có ý thức phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn, chỉ cần có 2 bịch nylon to, phân thành hai loại rác thải hữu cơ và rác thải vô cơ. Khi đó, các doanh nghiệp thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt sẽ có 2 loại phương tiện khác nhau để đưa đến nhà máy xử lý. Ông Dương Thái Bình nhận định, việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn mang lại nhiều lợi ích cho công tác bảo vệ môi trường, tiết kiệm ngân sách Nhà nước.

Anh Nguyễn Thanh Tâm - ngụ khu phố Hiệp Bình, phường Hiệp Ninh, thành phố Tây Ninh cho biết, hằng tháng, gia đình anh đóng phí thu gom rác đầy đủ, có điểm bỏ rác sinh hoạt trước cửa nhà để công nhân dễ thu gom. Tuy nhiên, anh vẫn chưa hiểu được việc phân loại, rác thải sinh hoạt nào là hữu cơ, vô cơ.


Phân loại rác thải trước khi đưa vào xử lý tại nhà máy xử lý môi trường xanh Huê Phương Việt Nam

Điều đó cho thấy để người dân có nhận thức đầy đủ về việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn. Tâm lý người dân cho rằng, việc phân loại rác là do đơn vị quản lý rác thải thực hiện.

Thế nhưng, với số lượng rác thải khổng lồ thu gom hàng ngày thì việc phân loại càng khó khăn hơn. Công tác phân loại rác thải tại nguồn là việc làm hết sức cần thiết, nó sẽ làm giảm tải trọng chất thải rắn đổ về các khu tập trung chôn lấp rác và chúng ta có thể thu được nguồn lợi kinh tế lớn từ các rác thải có thể tái chế và tái sử dụng được.

Có thể thấy, ý thức của con người là yếu tố quyết định đến việc bỏ rác đúng nơi quy định cũng như phân loại rác thải. Thói quen của nhiều người dân là tất cả các loại rác – bao gồm thực phẩm thừa, vật dụng hỏng… đều được bỏ chung một túi/ thùng rác mà không cần biết trong số rác thải sinh hoạt hàng ngày cũng có những loại rác có thể đưa vào tái chế và phục vụ cho cuộc sống con người.

Vì vậy, công tác phân loại rác thải tại nguồn là việc làm hết sức cần thiết, nó sẽ làm giảm tải trọng chất thải rắn đổ về các khu tập trung chôn lấp rác và chúng ta có thể thu được nguồn lợi kinh tế lớn từ các rác thải có thể tái chế và tái sử dụng được. 

Do vậy, chúng ta nên thực hiện phân loại rác thải tại nguồn, nhất là tại các hộ gia đình để việc xử lý rác thải được dễ dàng hơn. Việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn là vấn đề cần thiết và thiết thực nhất để góp phần bảo vệ môi trường.

Hãy bắt đầu thực hiện việc phân loại rác từ việc tại mỗi hộ gia đình đều phải có các loại túi đựng rác để phân loại rác vô cơ, rác hữu cơ, rác tái chế riêng biệt. Từ đó các công tác thu gom vận chuyển cũng phân loại ngay để xử lý. Khi đó, rác hữu cơ thì tái sản xuất thành phân bón, còn rác vô cơ sản xuất thành hạt nhựa hoặc có thể đốt để thu hồi nhiệt lượng…

Từ thay đổi nhận thức trong phân loại rác đến thay đổi hành vi là một sự chuyển dịch mang tính khoảng cách. Tuy nhiên, để nhận thức trở nên bền vững và hành vi được duy trì thường xuyên trong bất kỳ điều kiện, hoàn cảnh nào, đòi hỏi phải xây dựng, bồi đắp và nâng ý thức lên một tầng nghĩa cao hơn, trở thành ý thức hệ phân loại rác./.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

trểt
rẻ
rewrew
fewef

Hà Nội: Yêu cầu khắc phục 30 công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy

Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.

Chủ tịch huyện Nhà Bè chỉ đạo di dời cơ sở tái chế phế liệu gây ô nhiễm

Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.

Hải Dương: Xã Thanh Hải mua thùng đựng rác 1 đằng sử dụng 1 nẻo (Bài 2)

Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.

Hỗ trợ cán bộ, công nhân vệ sinh môi trường Hải Phòng bị ảnh hưởng bão số 3

Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.

Sudan: Dịch tả hoành hành khiến 315 trường hợp tử vong

Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.

Quảng Ninh từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân sau bão

Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.