moitruongplus Làn sóng đô thị hóa tuy đã thổi luồng sinh khí mới vào nông nghiệp, nông thôn và đời sống người nông dân, nhưng cũng bộc lộ bất cập.

Quá trình đô thị hóa là tất yếu nhưng nếu không được kiểm soát tốt sẽ tạo ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường của đất nước, thể hiện ở việc tài nguyên đất bị khai thác triệt để, diện tích cây xanh và mặt nước giảm, ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng... Ô nhiễm bụi là vấn đề nổi cộm của các đô thị. Chỉ số về bụi PM10 (hạt bụi có kích thước nhỏ hơn 10mm) ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng... đều vượt ngưỡng khuyến nghị của WHO. Bụi lơ lửng rất đáng lo ngại, kết quả quan trắc tại các tuyến giao thông ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh… cho thấy, khoảng 60% vượt chuẩn, trong đó 25% vượt gấp 2 lần. Bên cạnh đó, ô nhiễm môi trường nước đô thị cũng rất đáng báo động. Các kết quả nghiên cứu mới nhất cũng cho thấy, tại các đô thị lớn, nguồn nước ngầm đang có dấu hiệu cạn kiệt, ô nhiễm, nhiễm mặn. Mực nước của các tầng chứa nước giảm liên tục. Nước thải đô thị chưa qua xử lý đổ ra các sông là nguồn phát thải gây ô nhiễm nghiêm trọng. Ngày càng có nhiều mương ao, hồ nội đô trở thành nơi chứa nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt, đặc biệt là ở Hà Nội.


Chẳng hạn như thời gian qua nhiều tuyến đường trên địa bàn UBND phường Đại Mỗ lại xuất hiện tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng, lề đường để làm nơi kinh doanh buôn bán và tập kết hàng hoá.

Đặc biệt là dọc tuyến đường Ngọc Đại, đoạn từ ngã tư Vạn Phúc đến UBND phường Đại Mỗ khiến người dân vô cùng bức xúc...

Sau khi thành lập phường dựa trên cơ sở toàn bộ diện tích và cư dân của xã Đại Mỗ cũ, UBND phường Đại Mỗ ngày càng phát triển theo hướng tích cực. Nhiều dự án BĐS lớn đổ bộ trong những năm gần đây đã góp phần cải thiện cảnh quan và cơ sở hạ tầng tại địa phương.



Thế nhưng đi cùng sự phát triển đó lại xuất hiện tình trạng nhiều người dân đã tự ý lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường để tập kết hàng hoá và kinh doanh buôn bán.

Theo quan sát của phóng viên, dọc theo tuyến đường Ngọc Đại, đoạn từ ngã tư Vạn Phúc đến UBND phường Đại Mỗ chỉ khoảng 2km mà có đến hàng trăm cửa hàng, kho xưởng, thậm chí là các loại vật liệu xây dựng từ tre, gỗ cho đến xi măng, gạch đá được bày bán tràn lan làm cho tuyến phố nhếch nhác, mất mỹ quan đô thị và gây ách tắc, mất an toàn  cho người tham gia giao thông.

Do là trục đường chính của địa phương, mật độ tham gia giao thông nhiều, nay tuyến đường  lại bị hàng chục hộ xẻ thịt, lấn chiếm để làm nơi kinh doanh, tập kết hàng hoá nên thường xuyên bị ách tắc, đặc biệt là giờ cao điểm.



Ông H. V. N (người dân sống tại đó) bức xúc cho biết: "Ở đây thường xuyên ùn tắc, đặc biệt là giờ cao điểm. Đường đã bé mà họ (các hộ lấn chiếm để kinh doanh) bày hết cả ra, những lúc họ vận chuyển hàng hoá thường xuyên làm ảnh hưởng đến người đi đường. Thậm chí có nhiều lần suýt gây tai nạn. Tình trạng này diễn ra nhiều năm nay rồi nhưng chẳng thấy chính quyền địa phương xử lý dẹp bỏ gì cả, thậm chí họ bày ngày càng nhiều ra."

Không chỉ gây mất mỹ quan đô thị, mà việc tập kết và kinh doanh hàng hoá còn gây cản trở, mất an toàn khi tham gia giao thông và tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy nổ.

Theo phản ánh của bạn đọc, diện tích đất mà các hộ đang bày bán kinh doanh là một phần đất nông nghiệp, đất công do UBND phường Đại Mỗ quản lý, còn lại phần lớn là lấn chiếm vỉa hè và hành lang an toàn giao thông.



Để rộng đường dư luận, phóng viên Môi trường & Đô thị đã liên hệ làm việc với lãnh đạo UBND phường Đại Mỗ. Ông Nguyễn Viết Hùng - Phó chủ tịch UBND phường cho biết, ngày 03/06/2022 UBND quận Nam Từ Liêm đã ra văn bản số 1425/UBND - QLĐT về việc xử lý trật tự văn minh đô thị tại tuyến đường Đại Mỗ đoạn từ Vạn Phúc đến phố Sa Đôi. Theo đó ngày 16/6/2022 UBND phường Đại Mỗ đã phối hợp với thanh tra giao thông, thanh tra xây dựng của quận Nam Từ Liêm về việc thực hiện văn bản số 1425/UBND - QLĐT của quận và giao cho cán bộ xây dựng kế hoạch xong trước ngày 20/6/2022.

Trước tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng, lề đường như trên thiết nghĩ các ngành chức năng và chính quyền địa phương cần có giải pháp đồng bộ và hiệu quả hơn nữa trong việc kiểm tra, xử lý. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động để người dân nâng cao ý thức và nghiêm túc chấp hành việc không lấn chiếm vỉa hè, lòng, lề đường để kinh doanh, buôn bán. Qua đó, từng bước tạo vẽ mỹ quan và đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong khu vực nội đô thành phố.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

trểt
rẻ
rewrew
fewef

Hà Nội: Yêu cầu khắc phục 30 công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy

Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.

Chủ tịch huyện Nhà Bè chỉ đạo di dời cơ sở tái chế phế liệu gây ô nhiễm

Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.

Hải Dương: Xã Thanh Hải mua thùng đựng rác 1 đằng sử dụng 1 nẻo (Bài 2)

Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.

Hỗ trợ cán bộ, công nhân vệ sinh môi trường Hải Phòng bị ảnh hưởng bão số 3

Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.

Sudan: Dịch tả hoành hành khiến 315 trường hợp tử vong

Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.

Quảng Ninh từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân sau bão

Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.