moitruongplus Bà Lê Thị Tuyết Vân là người phát hiện rất nhiều vụ khai thác và phá rừng trái phép. Bà cũng có nhiều thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc.

Trong quá trình tìm hiểu về các vụ khai thác và phá rừng trái phép nghiêm trọng xảy ra tại tiểu khu 462, thuộc lâm phần do Trung tâm Bảo tồn voi Đắk Lắk và Công ty Cổ phần Ánh Dương quản lý, điều làm chúng tôi bất ngờ là người phát hiện các vụ việc này không phải là lực lượng kiểm lâm, càng không phải lực lượng quản lý, bảo vệ rừng mà là bà Lê Thị Tuyết Vân, 57 tuổi, trú tại buôn Êa Rông B, xã Krông Na, huyện Buôn Đôn. Hiện Hạt Kiểm lâm huyện đã khởi tố hình sự vụ án và chuyển toàn bộ hồ sơ sang Cơ quan CSĐT Công an huyện để tiếp tục điều tra, xử lý.


Lãnh đạo huyện Buôn Đôn tặng giấy khen cho bà Vân.

Bà Vân cho biết: "Sau hơn 4 tháng bí mật theo dõi và ghi hình, tôi quay được nhiều hình ảnh của các vụ khai thác và phá rừng trái phép nghiêm trọng xảy ra tại tiểu khu 462. Sau khi bị các đối tượng phát hiện, sợ các đối tượng tẩu tán lâm sản và xóa dấu vết hiện trường, tôi đã chạy xe máy ra báo cáo vụ việc cho ông Vũ Hồng Nhật – Chủ tịch UBND huyện Buôn Đôn. Ngay trong buổi chiều hôm đó, Chủ tịch huyện cùng ông Lê Văn Nuôi – Phó Chủ tịch UBND huyện và Thượng tá Đinh Quang Thành – Trưởng Công an huyện cùng lãnh đạo Hạt Kiểm lâm huyện đã vào hiện trường, chứng kiếnvụ việc”.

Nhận xét về bà Vân, chủ tịch huyện Buôn Đôn cho biết: "Không những theo dõi và phản ánh các vụ việc liên quan đến khai thác rừng trái phép,bà Vân còn rất tích cực trong công tác phòng chống dịch Covid-19 và là người đã giúp đỡ, chăm sóc sức khỏecho rất nhiều người có hoàn cảnh khó khăntrên địa bàn huyện.Hy vọng chị ấy vẫn sẽtiếp tục trong công tác đấu tranh bảo vệ rừng, cũng như giúp đỡ mọi người xung quanh!”.

Dưới đây là một số hình ảnh của bà Vân trong quá trình công tác:








Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

trểt
rẻ
rewrew
fewef

Hà Nội: Yêu cầu khắc phục 30 công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy

Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.

Chủ tịch huyện Nhà Bè chỉ đạo di dời cơ sở tái chế phế liệu gây ô nhiễm

Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.

Hải Dương: Xã Thanh Hải mua thùng đựng rác 1 đằng sử dụng 1 nẻo (Bài 2)

Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.

Hỗ trợ cán bộ, công nhân vệ sinh môi trường Hải Phòng bị ảnh hưởng bão số 3

Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.

Sudan: Dịch tả hoành hành khiến 315 trường hợp tử vong

Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.

Quảng Ninh từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân sau bão

Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.