moitruongplus Một phó chủ tịch xã và nhiều cán bộ, nhân viên Ban Quản lý rừng phòng hộ Phi Liêng bị khởi tố, bắt giam vì thông đồng, bao che, tiếp tay phá rừng.

Cơ quan CSĐT Công an huyện Đam Rông (tỉnh Lâm Đồng) đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Đinh Văn Dũng (sinh năm 1975, Phó Chủ tịch UBND xã Phi Liêng) và 6 bị can khác để điều tra hành vi vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản.

Cụ thể, 6 người này bao gồm: Trần Văn Thiệu (33 tuổi) – Phó Trưởng phòng Kỹ thuật – Quản lý bảo vệ rừng; Bùi Văn Tỉnh (32 tuổi), Nguyễn Mạnh Tuấn (26 tuổi), Nguyễn Văn Thắng (34 tuổi) cùng là cán bộ Ban Quản lý rừng phòng hộ Phi Liêng; Dương Văn Việt (31 tuổi) – nhân viên Trạm quản lý, bảo vệ rừng Phi Liêng và Phạm Tiến Mạnh (45 tuổi) – Kiểm lâm viên, Hạt Kiểm lâm huyện Đam Rông.


Những cây thông bị cưa hạ trái phép – tang vật của vụ án.

Theo kết quả điều tra ban đầu, vào tháng 9/2021, Ban Quản lý rừng phòng hộ  Phi Liêng lập phương án về việc xin cưa hạ 74 cây gỗ thông bị chết dọc đường đi có nguy cơ ngã đổ trong mùa mưa bão, được UBND huyện Đam Rông phê duyệt. Sau đó, Ban Quản lý rừng phòng hộ Phi Liêng ký hợp đồng với Nguyễn Văn Quý, trú tại phường 8, Tp. Đà Lạt, để thực hiện việc này.

Hạt Kiểm lâm huyện Đam Rông và UBND xã Phi Liêng đã cử 7 cán bộ giám sát việc khai thác, cưa hạ đúng các cây đã được phê duyệt. Thế nhưng, trong quá trình thực hiện hợp đồng, Quý đã cưa hạ thêm 122 cây thông ngoài phương án được duyệt, gây thiệt hại về lâm sản gần 100 m3 gỗ.

Sau khi điều tra làm rõ, Phòng Cảnh sát Kinh tế (PC03), Công an Lâm Đồng đã khởi tố Nguyễn Văn Quý về hành vi vi phạm các quy định về khai thác bảo vệ rừng và lâm sản, đồng thời xác định 7 cán bộ trên đã có dấu hiệu thông đồng, bao che, tiếp tay cho Quý cưa hạ thêm 122 cây rừng trái pháp luật để Quý đưa gỗ về Công ty TNHH Lộc Phát chế biến.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

trểt
rẻ
rewrew
fewef

Hà Nội: Yêu cầu khắc phục 30 công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy

Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.

Chủ tịch huyện Nhà Bè chỉ đạo di dời cơ sở tái chế phế liệu gây ô nhiễm

Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.

Hải Dương: Xã Thanh Hải mua thùng đựng rác 1 đằng sử dụng 1 nẻo (Bài 2)

Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.

Hỗ trợ cán bộ, công nhân vệ sinh môi trường Hải Phòng bị ảnh hưởng bão số 3

Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.

Sudan: Dịch tả hoành hành khiến 315 trường hợp tử vong

Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.

Quảng Ninh từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân sau bão

Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.