moitruongplus Tỉnh Quảng Ninh phấn đấu đến hết năm 2022 thay thế hoàn thành 3 triệu phao xốp sang loại vật liệu nổi khác thân thiện với môi trường, giảm thiểu tác hại của rác thải có nguồn gốc từ nuôi trồng thủy hải sản.
Tỉnh Quảng Ninh có khoảng 5.500ha mặt nước được sử dụng để nuôi trồng thủy hải sản, tuy nhiên hầu hết diện tích này đều sử dụng phao xốp để làm vật liệu nổi, do loại vật liệu này có giá rẻ, dễ đầu tư, tuy nhiên phao xốp là loại vật liệu không thân thiện với môi trường, tiềm ẩn nhiều rủi ro gây ô nhiễm môi trường.
Người dân tập kết vật liệu để thay thế phao xốp.
Do tuổi thọ của phao xốp ngắn, chỉ sử dụng tốt trong khoảng 2 - 3 năm đầu, sau đó phao xốp bị phân hủy, vỡ nát, tan rã thành từng mảng, thành những hạt nhỏ trôi nổi trên mặt biển. Khi bị sóng đánh trôi dạt vào bờ thì trở thành rác vô cơ, khó phân hủy, gây mất mỹ quan, ô nhiễm môi trường. Còn khi trôi nổi trên biển sẽ vô tình trở thành thức ăn gây hại cho các loài sinh vật biển…
Theo con số thống kê của tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN), hàng năm số lượng rác thải thu gom trên Vịnh Hạ Long khoảng 2000 tấn, trong đó rác thải có nguồn gốc từ nuôi trồng thủy hải sản chiếm 2/3 số lượng.
Trước tình trạng người dân nuôi trồng thủy hải sản bằng vật liệu phao xốp gây ô nhiễm môi trường, UBND tỉnh Quảng Ninh quyết tâm giải quyết vấn đề rác thải trên Vịnh Hạ Long, đặc biệt rác thải có nguồn gốc từ việc nuôi trồng thủy hải sản.
Người dân thay thế phao xốp bằng vật liệu thân thiện với môi trường
Ngày 31/8/2020, UBND tỉnh đã quyết định số 31/2020/QĐ - UBND ban hành quy chuẩn kỹ thuật về vật liệu sử dụng làm phao nổi trong quá trình nuôi trồng thủy hải sản. Sau đó, ngày 21/5/2021, UBND tỉnh tiếp tục ban hành quyết định số 30/2021/QĐ-UBND về việc sửa đổi, bổ sung một số quy chuẩn kỹ thuật về vật liệu sử dụng làm phao nổi nuôi trồng thủy hải sản trên địa bàn. Cụ thể, bắt đầu từ ngày 1/1/2021, tất cả những cơ sở nuôi trồng thủy hải sản trên địa bàn bắt buộc phải chuyển đổi vật liệu từ phao xốp nổi sang vật liệu khác không gây hại đến môi trường.
Mục tiêu đến hết năm 2022, toàn vùng nuôi trồng thủy sản của tỉnh Quảng Ninh không còn tồn tại phao xốp, thay vào đó là các vật liệu nổi đạt chuẩn, đảm bảo bền vững và thân thiện với môi trường. Đến thời điểm hiện tại các địa phương trong toàn tỉnh Quảng Ninh đang tích cực thực hiện việc chuyển đổi, thay thế này, hiện còn khoảng hơn 2 triệu phao xốp sẽ được sớm thay thế trong năm nay.
Để sớm hoàn thành kế hoạch đề ra, Sở NN&PTNT đã tăng cường hoạt động kết nối giữa các đơn vị sản xuất, cung ứng vật liệu nổi hợp quy với địa phương để cung cấp danh mục, chủng loại, vật liệu, giá cả thông tin rộng rãi cho người dân nắm bắt để lựa chọn đầu tư phục vụ sản xuất. Đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến khích đầu tư trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi đối với người nuôi trồng thủy hải sản trong việc chuyển đổi từ phao xốp sang phao nhựa, đảm bảo chất lượng sản phẩm cung ứng đến người sử dụng, cam kết thu mua lại sản phẩm cũ sau khi sử dụng, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm thủy sản cho các hộ tích cực chuyển đổi.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.
Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.
Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.
Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.