moitruongplus Để công trình xây dựng trái phép hàng trăm m2 hình thành ngay trên mặt tiền đường lớn ở trung tâm TP. Biên Hoà, sự buông lỏng quản lý của chính quyền địa phương đang gây ra nhiều bức xúc xúc trong dư luận.
Tháo dỡ miễn cưỡng!
Thời gian qua, trong khi lãnh đạo tỉnh Đồng Nai nói chung và TP. Biên Hoà vẫn đang quyết liệt chấn chỉnh, xử lý nghiêm tình trạng xây dựng trái phép thì tại phường Tân Hoà (TP. Biên Hoà) tình trạng xây dựng trái phép vẫn diễn ra công khai như thách thức pháp luật.
Mảnh đất bị "chia đôi" xây dựng trái phép, gây mất mỹ quan đô thị, bức xúc
Trước sự quyết liệt của các cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai, công trình kiên cố rộng khoảng 500 m2 đang được tổ chức xây dựng trái phép một cách công khai trên mặt tiền đường Hoàng Văn Bổn, KP 4A, phường Tân Hoà, TP. Biên Hoà - Đồng Nai đang trở thành hiện tượng gây xôn xao dư luận. Theo đó, nhiều nghi vấn tiêu cực liên quan đến chính quyền địa phương đã được dư luận đặt ra.
Đó là, vì sao một công trình kiên cố có quy mô hàng trăm m2 nằm trên mặt tiền đường lớn được xây dựng công khai nhưng vẫn không bị chính quyền địa phương ngăn chặn kịp thời?
Nghi vấn này càng có cơ sở hơn khi dư luận bày tỏ bức xúc và có những phản ánh đến Chủ tịch UBND phường Tân Hoà thì lúc này cán bộ phường Tân Hoà mới tiến hành kiểm tra, phát hiện và tịch thu một số vật dụng xây dựng. Mặc dù vậy, đến nay đã hơn 30 ngày nhưng công trình không những không bị xử lý tháo dỡ theo quy định mà tiếp tục được hoàn thiện để đưa vào sử dụng?
Theo ghi nhận, công trình có bề ngang khoảng 5m, dài hơn 100m hiện đã hoàn thiện tấm sàn bê tông cốt thép đầu tiên. Lực lượng thi công vẫn đang khẩn trương triển khai xây dựng tầng tiếp theo. Công trình dường như không có dấu hiệu dừng thi công mặc dù lực lượng quản lý trật tự đô thị phường Tân Hoà đã lập biên bản sai phạm và tịch thu nhiều phương tiện vi phạm.
Một hộ dân sống cạnh công trình trái phép này cho biết, sau hơn 1 tháng chính thức lập biên bản, thu giữ tang vật vi phạm để xử lý theo quy định pháp luật. Thế nhưng, đến nay công trình vẫn được hoàn thiện mà có dấu hiệu xử lý tiếp theo của UBND phường Tân Hoà. Vì vậy chúng tôi tiếp tục phản ánh đến UBND TP. Biên Hoà và tỉnh Đồng Nai để đề nghị tháo dỡ công trình xây dựng trái phép này, để mọi người dân đều được đối xử công bằng trước pháp luật.
Hộ dân này cho biết thêm, công trình trái phép này không những xây dựng trên đất quy hoạch mà còn có nguồn gốc khá "mù mờ” dẫn đến tranh chấp vẫn kéo dài từ nhiều năm nay.
Đất người này lấy cấp cho người khác?
Cụ thể, vợ chồng ông Vũ Hữu Chiến và bà Trần Thị Kim Liên (ngụ KP4, phường Tân Hòa, TP. Biên Hòa) cho rằng, Chủ tịch UBND phường Tân Hoà tự ý dựng chuyện tranh chấp để lấy đất của gia đình bà cấp cho ông Phạm Văn Vượng (SN:1958, ngụ phường Tân Biên, TP. Biên Hoà - Đồng Nai).
Hình ảnh "chia đôi” mảnh đất xây dựng trái phép, gây mất mỹ quan đô thị, bức xúc trong dân cư
Theo bà Trần Thị Kim Liên, đất của gia đình bà nhận chuyển nhượng bằng giấy tay và sử dụng ổn định 30 năm nhưng hộ ông Phạm Văn Vuợng lại lập thủ tục đăng ký và đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BD 121822 (thửa đất 132, thửa cũ 27c, tờ bản đồ địa chính số 5, diện tích 606m2) và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BD 121823 (thửa đất 131, thửa cũ 27a, tờ bản đổ địa chính số 5, diện tích 1.660,8 m2).
Theo vợ chồng ông Chiến - bà Liên, diện tích đất 3.731,6m2 đang bị chiếm dụng một phần là do vợ chồng ông bà mua của ông Nguyễn Văn Phát vào ngày 20/3/1992 bằng giấy tay, với sự làm chứng của 5 người, trong đó có 3 người con của ông Phát. Theo đó, từ năm 1992 hộ ông Chiến - bà Liên đều thực hiện nghĩa vụ thuế đối với diện tích 3.731,6m2, trong đó có 200m2 thổ cư là căn nhà mà gia đình ông Chiến - bà Liên sinh sống, kinh doanh xưa nay.
Ông Chiến cho biết, cuối năm 1998, dù các hộ tứ cận đã ký thoả thuận ranh đất và đã được cán bộ đo đạc xác nhận thế nhưng UBND phường Tân Hoà lại xác nhận vào biên nhận hồ sơ diện tích đất này là đất đang tranh chấp (năm 2000). Điều khó hiểu là vẫn với hồ sơ nhà đất đó, 3 năm sau (năm 2003) UBND phường Tân Hoà lại "tháo gỡ” diện tích đất này thành đất không tranh chấp. Và đến năm 2005 lại xác nhận là đất đang tranh chấp…
Điều đáng nói, mặc dù xác nhận thửa đất số 27 mà gia đình ông Chiến - bà Liên đang sử dụng có tranh chấp, thế nhưng bằng đi một thời gian, đến năm 2010 thửa đất số 27 mà gia đình ông Chiến - bà Liên sử dụng đã "hô biến” thành 3 thửa 131, 132 và 27b. Trong đó thửa 131, 132 đã cấp cho ông Phạm Văn Vượng - người ở địa phương khác, chưa bao giờ sinh sống, canh tác trên thửa đất này ngày nào. Đáng nói hơn, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Vương nhưng không hiểu đo vẽ kiều gì lại chẻ đôi căn nhà thực tế trên đất mà gia đình ông Chiến - bà Liên xây dựng, sử dụng ổn định gần 30 năm qua.
Chưa dừng lại ở đó, thửa đất 27b còn lại sau khi bị chiếm dụng, gia đình ông Chiến - bà Liên đi đăng ký cấp Giấy CNQSDĐ cũng không xong do khiếu nại việc cấp Giấy CNQSDĐ thửa 131,132 không đúng đối tượng của cơ quan chức năng. Theo đơn tố cáo của vợ chồng ông Chiến - bà Liên, Chủ tịch UBND phường Tân Hoà ra điều kiện vợ chồng ông Chiến - bà Liên phải rút đơn tố cáo và yêu cầu thu hồi 2 Giấy CNQSDĐ đã cấp trái quy định pháp luật cho ông Phạm Văn Vượng.
Điều bất cập là theo ông Chiến, thời điểm vợ chồng ông mua đất là trước năm 1999, tức trước khi Luật Đất đai mới ban hành. Năm 1998, đội đo đạc xuống đo và xác nhận diện tích. Trong khi đó, ông Phạm Văn Vượng không ở trên mảnh đất ngày nào mà lại được cấp giấy chứng nhận QSDĐ?
Môi trường và Đô thị và công luận đang chờ hồi đáp thuyết phục của chính quyền phường Tân Hoà.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.
Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.
Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.
Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.