moitruongplus Bức xúc vì cây trồng bị táp lá bất thường, người dân xã Phú Nhuận và thị trấn Tằng Loỏng đã chặn xe vào Khu công nghiệp Tằng Loỏng.
Theo thông tin từ Cổng thông tin điện tử tỉnh Lào Cai, ngày 24/5/2022 qua đường dây nóng, Sở Tài nguyên và Môi trường nhận được thông tin phản ánh của nhân dân về việc các loại cây trồng bị cháy, táp lá tại thôn Phú Hà 1, xã Phú Nhuận, huyện Bảo Thắng. Cụ thể vào khoảng 11 giờ 30 phút ngày 24/5/2022, một số hộ dân tại thôn Phú Hà 1 thấy xuất hiện luồng khí mầu trắng từ hướng các nhà máy sản xuất trong Khu công nghiệp Tằng Loỏng tạt qua có mùi khét gây khó chịu, khó thở; đến đầu giờ chiều phát hiện các loại cây trồng bị cháy, táp lá.
Đoàn công tác của chính quyền địa phương đã ghi nhận các ý kiến phản ánh của người dân và xác định sơ bộ diện tích bị ảnh hưởng khoảng 60 ha với trên 60 hộ dân; một số cây bị ảnh hưởng gồm: Rau màu, quế, bồ đề, sắn, ngô.
Ngay sau khi vụ việc xảy ra, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai đã chỉ đạo và yêu cầu các cơ quan chức năng nhanh chóng xác minh, tìm hiểu nguyên nhân vụ việc và có báo cáo UBND tỉnh sớm nhất vào ngày 31.5.
Tuy nhiên, vào khoảng 5h30 ngày 29/5, nhiều người dân xã Phú Nhuận và thị trấn Tằng Loỏng đã kéo nhau đến khu vực ngã 3 vào Khu công nghiệp Tằng Loỏng (Bảo Thắng), dùng cành cây làm chướng ngại vật để cản trở hoạt động giao thông tại khu vực này, gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự.
Người dân dựng cây và đứng ngang đường ngăn không cho xe vào Khu công nghiệp Tằng Loỏng.
Trao đổi với PV, bà Lê Thị Mong (ở thôn Phú Hà 1, xã Phú Nhuận, huyện Bảo Thắng) cho biết: "Diện tích cây cối bị táp lá, chết khô bất thường rất lớn, nhưng cơ quan chức năng thống kê mới đưa ra con số 60 hecta. Tuy nhiên, thực tế diện tích lớn hơn rất nhiều”.
Theo bà Mong, người dân do quá bức xúc nên đã rủ nhau ngăn không cho xe vào khu công nghiệp để mong cơ quan chức năng sớm xác minh, làm rõ, đồng thời thống kê chi tiết, đền bù thỏa đáng cho người dân.
Cũng theo bà này, một phần khiến người dân bức xúc do phía khu công nghiệp không nhà máy nào thừa nhận hành vi xả thải độc hại ra môi trường khiến nhiều diện tích cây cối của người dân bị chết khô.
Ông Trần Quang Chương, Chủ tịch UBND xã Phú Nhuận cho biết: Ngay sau khi nhận được tin người dân một số thôn trên địa bàn xã kéo nhau lên khu vực ngã 3 vào Khu công nghiệp Tằng Loỏng để chặn đường, làm ảnh hưởng đến giao thông và sản xuất của các nhà máy, chúng tôi đã chỉ đạo các đoàn thể nhanh chóng có mặt tại hiện trường, tuyên truyền, vận động người dân hiểu rõ việc làm của mình, không gây mất an ninh trật tự, an toàn giao thông.
Mặc dù, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng đã tích cực tuyên truyền, vận động, kết hợp giải thích, thuyết phục, nhưng đến 8 giờ cùng ngày, người dân mới dỡ bỏ vật cản và rời hiện trường. Ông Hoàng Nguyên Bình, Trưởng Công an thị trấn Tằng Loỏng cho biết: Sau khi xảy ra sự việc cây bị táp lá vừa qua, nhiều hộ dân trên địa bàn bức xúc, với trách nhiệm, chúng tôi đã tuyên truyền, giải thích để người dân hiểu và thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Người dân có quyền khiếu nại đến các cơ quan có thẩm quyền theo đúng trình tự, thủ tục về tố tụng hành chính do pháp luật quy định nếu quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị ảnh hưởng, nhưng không nên tự ý tập trung đông người, chặn đường vào Khu công nghiệp Tằng Loỏng...
Lãnh đạo huyện Bảo Thắng đối thoại với các hộ dân.
Tuyến đường vào Khu công nghiệp Tằng Loỏng đã lưu thông trở lại.
Được biết, tại Khu công nghiệp Tằng Loỏng có 19 nhà máy, nên cần phải điều tra, quy trình sản xuất của từng nhà máy để tìm đúng nguyên nhân và chủ thể phát thải. Hiện, việc khảo sát, quan trắc môi trường, kiểm tra quy trình sản xuất và điều tra tìm nguồn phát thải đang được Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Cảnh sát môi trường (Công an tỉnh) khẩn trương thực hiện để tìm được nguyên nhân và tác nhân trong thời gian sớm nhất, trên cơ sở đó, mới có căn cứ để quy trách nhiệm và thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ thiệt hại đối với những hộ bị ảnh hưởng theo đúng quy định./.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.
Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.
Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.
Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.