moitruongplus Điều quan trọng nhất khi thang máy rơi tự do là cần giữ bình tĩnh và nhanh chóng bấm tất cả các nút trên bảng điều khiển để kích hoạt bộ cung cấp điện khẩn cấp, giúp thang máy không bị rơi thêm.
Ảnh minh hoạ. Nguồn: internet
Ngày 26/5, Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, Công an TP. Hà Nội thông tin về vụ trượt cáp thang máy tại ngôi nhà 7 tầng trên địa bàn phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình khiến 2 người tử vong.
Sự cố thang máy là điều không ai mong muốn bởi nó có khả năng gây ra nguy hiểm trực tiếp tới tính mạng của con người. Tuy nhiên, đối với máy móc khi hoạt động không thể tránh khỏi những trục trặc chịu tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau.
Bởi thế, việc làm sao có thể tìm hiểu về các sự cố có thể xuất hiện ở thang máy sẽ giúp chúng ta có thể chủ động trong việc bảo vệ bản thân, kiểm soát tình hình nhằm bảo vệ cho bản thân mình.
Trước sự cố nguy hiểm này có thể xuất hiện thì việc có cách xử lý tốt là điều cần được chú ý. Tuy nhiên, không phải quan niệm nào của chúng ta cũng đúng đắn, cũng nên áp dụng để áp dụng trong các hoàn cảnh cần thiết. Có thể biết về những sai lầm đó giúp chúng ta có thể bảo vệ tốt hơn cho chính mình.
- Khi thang máy dừng đột ngột bạn phải thật bình tĩnh, bạn nên biết rằng, có khá ít trường hợp có người chết khi bị nhốt trong thang máy và gần như chúng ta sẽ thoát khỏi thang máy đóng kín mà không hề bị trầy xước.
- Tuyệt đối không leo ra ngoài thang máy: Nguy cơ bị kẹp giữa thang máy và sàn nhà là rất cao nên bạn tuyệt đối không được leo ra ngoài bằng cửa thoát hiểm trên nóc cabin (trên nóc cabin có nhiều thiết bị điện và bạn có thể bị điện giật).
Kinh nghiệm cho thấy, trong trường hợp kẹt thang máy, ở trong cabin là an toàn nhất.
- Nhiều người cho rằng khi sử dụng thang máy, đối mặt với tình trạng thang máy rơi tự do thì việc đứng gập đầu gối, gót chân kiễng lên là cách giảm bớt đi xung lực khi va chạm xuất hiện. Tuy nhiên, điều này được các chuyên gia đánh giá không mang lại kết quả khả quan. Trong tư thế này khiến chúng ta sẽ hấp thụ lực theo chiều dọc, từ đó nguy cơ bị gãy xương cũng nhiều hơn.
- Cách tốt nhất cho mỗi người khi sử dụng thang máy, gặp phải tình trạng thiết bị rơi tự do là nằm dài ra sàn cabin thang máy. Một điều cần chú ý là hãy để phần lưng tiếp xúc với mặt sàn, lấy tay để che chắn mặt, đầu nhằm tránh những tác động bên ngoài có thể ảnh hưởng tới cơ thể. Khi xung lực có thể được dàn đều khắp cơ thể thì việc bảo vệ cho chính mình trở nên dễ dàng hơn. Nguy cơ xuất hiện tình trạng gãy xương các phần như xương đùi, xương sống,... trở nên hiệu quả hơn.
- Trong trường hợp không gian bên trong thang máy không đủ để chúng ta có thể nằm dài ra, nếu có những hành lý, vali mang theo thì hãy kê dưới chân, tạo điều kiện để các vật dụng này hấp thụ đáng kể lức tác động, đồng thời hãy nắm chặt vào tay vịn thang máy để giảm bớt lực đập xuống, dẫn tới những tổn thương mà chúng ta không hề mong muốn.
Ảnh minh hoạ. Nguồn: internet
- Nhanh chóng nhấn tất cả các nút trên bảng điều khiển. Việc làm này nhằm kích hoạt bộ cung cấp điện khẩn cấp, giúp thang máy không bị rơi thêm.
- Nắm chặt tay vịn trong thang máy sẽ giúp bạn giữ được vị trí của mình, không bị ngã hay va chạm khi thang máy chao đảo, mất cân bằng. Cùng với đó, bạn cố dựa chắc lưng và đầu vào tường thang máy, tạo thành đường thẳng để tránh ảnh hưởng đến cột sống.
- Đừng cố gắng nhảy lên khi thang máy chạm đất. Đây thực sự là một quan niệm sai lầm, bởi theo lý thuyết, tốc độ rơi của thang máy khoảng 160km/h nhưng con người chỉ có thể nhảy 3-4km/h mà thôi. Do đó, nếu bạn nhảy lên, nguy cơ chấn thương còn cao hơn.
Đối với sự cố như thang máy rơi tự do tuy không xuất hiện nhiều song nếu không may xuất hiện lại dẫn tới những nguy hiểm, ảnh hưởng trầm trọng tới sự khỏe của mỗi người.
Bởi thế, đối với những ai thường xuyên phải sử dụng thang máy thì việc có thể chú ý tới việc trang bị kỹ năng cần thiết, xử lý kịp thời và đúng đắn sẽ giúp quá trình sử dụng thang máy diễn ra thuận lợi, đạt kết quả cao như chúng ta mong muốn. Từ những kiến thức hữu ích đó việc sử dụng thang máy sẽ trở nên an toàn, hiệu quả và giảm bớt những nguy hiểm không mong muốn có thể xuất hiện.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.
Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.
Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.
Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.