moitruongplus Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lê Đại Hành (từ đường Vạn Kiếp đến Ngã tư Biển Hồ, TP Pleiku, Gia Lai) được khởi công vào tháng 1/2022. Bên cạnh việc đi lại thuận tiện hơn, một số người băn khoăn "số phận” hàng cây trên đường sẽ được đưa đi đâu?

Cây tự trồng bị cưa tận gốc, cây nhà nước trồng thì di dời!

Nghe tin hàng cây bị đốn hạ, bà Lê Xuân (70 tuổi), tranh thủ ngắm hàng cây lần cuối trước khi bị di dời đi nơi khác. Hơn 10 năm qua hàng cây gắn liền với bao nhiêu kỷ niệm về cuộc sống của bà. Khi nghe tin nhà nước làm dự án nâng cấp tuyến đường, mọi người đều ủng hộ. Nhưng khi cơ quan chức năng đến cưa cây để di dời nơi khác thì được thông báo là những cây xanh người dân trồng sẽ bị cưa bỏ tận gốc mà không được bồi thường, còn những cây xanh mà nhà nước trồng sẽ được cắt cành, đào lên để di dời đi nơi khác.




Rất nhiều cây xanh dọc hai bên đường Lê Đại Hành được cơ quan chức năng chặt hạ, di dời đi nơi khác.

Ông L.T.H (47 tuổi) là người dân sống trên tuyến đường này cho biết: Việc mở rộng, di dời hàng cây là hợp lý khi thực hiện dự án nâng cấp tuyến đường. Trước kia, đường nhỏ hẹp mà lại gần chợ, nên vào giờ cao điểm việc đi lại rất khó khăn. Tuy nhiên, khi thực hiện đào những cây xanh lên để di dời thì thấy các công nhân đào bầu, cắt hết phần rễ lớn xung quanh, chỉ còn trơ trọi gốc rồi buộc lại sau đó đưa đi nơi khác, người dân nơi đây đều thắc mắc số cây xanh này sau khi đào lên như vậy có sống hay không.




Nhiều cây xanh bị cưa đến tận gốc, nằm ngổn ngang dọc đường. 

Theo ghi nhận của PV Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử trong thời gian qua: Rất nhiều cây xanh, dọc hai bên đường Lê Đại Hành được cơ quan chức năng chặt hạ, di dời đi nơi khác. Bên cạnh đó, cũng có nhiều cây xanh bị cưa đến tận gốc, nằm ngổn ngang dọc đường. Những cây xanh sau khi đào lên để di dời được các công nhân cưa hết cành, đào bầu xung quanh gốc buộc lại rồi đưa lên xe vận chuyển đi nơi khác.




Những cây xanh mà người dân trồng sẽ bị cưa bỏ tận gốc mà không được bồi thường?

Cơ quan chức năng nói gì?

Để tìm hiểu rõ hơn sự việc, ngày 1/4 PV Môi trường và Đô thị đăng ký làm việc với UBND TP Pleiku (Chủ đầu tư dự án) và Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng TP Pleiku (Đơn vị quản lý dự án). Tại đây, bộ phận Văn phòng của 2 đơn vị trên đều đề nghị PV để lại nội dung làm việc, sau đó trình lãnh đạo và sẽ phản hồi bằng văn bản.


Nội dung đăng ký làm việc mà ngày 1/4 PV để lại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng TP Pleiku (Đơn vị quản lý dự án) có 8 câu hỏi.


Văn bản phản hồi của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng TP Pleiku (Đơn vị quản lý dự án) lại chỉ phản hồi 7 câu hỏi, nội dung số 8 bị "bỏ quên”?

Tại văn bản phản hồi số 45/CV-BQL ngày 18/5 của Ban QLDA ĐTXD TP Pleiku "Về việc cung cấp thông tin cơ bản để phản hồi các nội dung đề nghị của Tạp chí điện tử Môi trường và Đô thị”.

Theo đó, "Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lê Đại Hành (đoạn từ đường Vạn Kiếp đến Ngã tư Biển Hồ) được phê duyệt theo Quyết định số 486/QĐ-UBND ngày 29/5/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai. Dự án cótổng mức đầu tư là 124tỷđồng. Bao gồm các hạng mục: Nền, mặt đường; Hệ thống thoát nước; Dải phân cách, bó vỉa, đan rãnh, vỉa hè, bãi đỗ xe; Hạ tầng kỹ thuật; Hệ thống an toàn giao thông.Hạng mụcdi dời cây xanh, đường điện và hệ thống cấp nướclà doLiên danh Công ty Trần Quang Trung - Hoàng Quang - Cấp Thoát nước Gia Lai - Môi trường đô thị xanh Gia Lai thực hiện. Hạng mụcthi công xây dựng đườnglà doLiên danh Công ty Cổ phần Phát triển Đại Việt và Công ty Cổ phần Lam Sơn thực hiện. Đối với hạng mục di dời cây xanh trên tuyến đườngcó giá trịgần1,159 tỷ đồngdo Công ty TNHH Môi trường Đô thị xanh Gia Lai thực hiện trong là200 ngày (từ 05/01/2022 đến 24/7/2022).Số cây xanh tại đây sau khi được đào lên, sẽ di dời về khu vực nghĩa trang thành phố ở Trà Đa… Số lượng cây xanh di dời của dự án là 294 cây (286 cây dầu, 07 cây sao và 01 cây Hoàng Yến). Theo hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt tại Quyết định số 4664/QĐ-UBND ngày 07/12/2021 dọc hai bên đường không bố trí trồng cây xanh sau khi hoàn thành dự án. Số cây xanh cũ tại đây dùng vào mục đích gì theo tham mưu của phòng Quản lý đô thị và Chỉ đạo của UBND thành phố”.


Những cây xanh nhà nước trồng sẽ được cắt cành, đào lên để di dời đi nơi khác.

Nhiều vấn đề được đặt ra: Ngày 1/4 PV để lại nội dung làm việc theo như yêu cầu UBND TP Pleiku và Ban QLDA ĐTXD TP Pleiku, nhưng phải đến ngày 18/5 cơ quan chức năng mới có văn bản phản hồi. Vậy việc phản hồi này có đúng theo quy định? Ngoài ra, PV để lại 8 câu hỏi trong nội dung làm việc nhưng phía cơ quan chức năng lại chỉ trả lời 7 câu hỏi, riêng nội dung: "Theo phản ánh từ phía người dân, những cây xanh mà nhà nước trồng sẽ được cắt cành, đào lên để di dời nơi khác, còn những cây xanh mà người dân trồng sẽ bị cắt bỏ mà không được bồi thường. Vậy BQLDA trả lời vấn đề mà người dân phản ánh này như thế nào?”, thì Văn bản phản hồi số 45/CV-BQL lại không trả lời về vấn đề này. Phải chăng vì thời gian tổng hợp nội dung để phản hồi quá lâu nên cơ quan chức năng đã "bỏ quên” vấn đề này? Ngoài ra, người dân nơi đây thắc mắc, số cây xanh được cơ quan chức năng đào lên để di dời đi nơi khác có đúng với quy trình hay không? Và số cây xanh này sau khi di dời sẽ được dùng vào mục đích gì?

Với những câu hỏi này chúng tôi xin dành cho UBND TP Pleiku, tỉnh Gia Lai.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

trểt
rẻ
rewrew
fewef

Hà Nội: Yêu cầu khắc phục 30 công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy

Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.

Chủ tịch huyện Nhà Bè chỉ đạo di dời cơ sở tái chế phế liệu gây ô nhiễm

Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.

Hải Dương: Xã Thanh Hải mua thùng đựng rác 1 đằng sử dụng 1 nẻo (Bài 2)

Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.

Hỗ trợ cán bộ, công nhân vệ sinh môi trường Hải Phòng bị ảnh hưởng bão số 3

Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.

Sudan: Dịch tả hoành hành khiến 315 trường hợp tử vong

Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.

Quảng Ninh từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân sau bão

Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.